Bức ảnh của chú tê giác trắng cuối cùng trên thế giới được lan truyền chóng mặt trên mạng, làm nhói lòng những người yêu quý các loài động vật trong thiên nhiên hoang dã…

Chúng ta vẫn nghe về sự tuyệt chủng của một giống loài nào đó, điều đó làm ta liên tưởng đến những gì xảy ra đã từ hàng trăm triệu năm trên Trái đất này. Tuy nhiên, sự thật là nó đang diễn ra trong chính cuộc sống thực tại của chúng ta.

 

Daniel Schnieder, nhà sinh vật học, thợ lặn chuyên nghiệp, người mê khám phá du lịch, nhà hoạt động nhân văn đồng là nhà hoạt động xã hội chuyên nghiên cứu về loài tê giác trắng mới đây đã đăng tải hình ảnh một chú tê giác trắng lên trang mạng cá nhân của mình kèm ghi chú: “Bạn muốn biết sự tuyệt chủng sẽ như thế nào ư? Đây là con đực cuối cùng của loài tê giác trắng phương Bắc. Là con cuối cùng. Sẽ không còn con nào khác nữa”. 

Bức ảnh ngay sau đó nhận được tới hơn 40.000 lượt thích và chia sẻ.

Sudan là một trong 3 con tê giác trắng phương Bắc duy nhất còn lại trên thế giới, trong đó còn Najin con gái của Sudan năm nay đã 28 tuổi và cháu gái Fatu, 17 tuổi.

Sudan, chú tê giác trắng phương Bắc cuối cùng còn sống. (Ảnh dẫn qua iflscience)

Bộ ba này cùng với Suni – một chú tê giác trắng phương Bắc đã qua đời vào năm 2014, được chuyển từ Cộng hòa Séc đến Khu bảo tồn Ol Pejeta của Kenya vào năm 2009. Người ta hy vọng rằng chúng sẽ được sống trong một môi trường gần gũi với tự nhiên, điều này có thể thuận lợi cho việc khuyến khích quá trình sinh sản.

Tuy nhiên, theo Conservancy, mặc dù 2 tê giác cái Najin và Fatu đều có khả năng sinh sản tự nhiên nhưng lượng tinh trùng của Sudan rất thấp.

Tuổi thọ trung bình của tê giác trắng là 40, nhưng chúng cũng có thể sống đến 50 tuổi. Tê giác Sudan năm nay đã 43 tuổi, có nghĩa là thời gian của Sudan không còn lâu nữa và điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh tồn của loài tê giác trắng.

Bản giới thiệu của Sudan trên Tinder. (Ảnh dẫn qua iflscience)

Hồi tháng 4, Sudan đã được cho phép tham gia chương trình hẹn hò, mai mối Tinder kèm bản giới thiệu sơ lược:

“Tôi là một chú tê giác trong loài tê giác trắng. À không, nghiêm túc mà nói thì tôi là con đực cuối cùng trong loài trên Trái đất này. Tôi không có ý định tiến xa hơn nhưng số phận của loài tê giác trắng thực sự phụ thuộc vào tôi. Vì thế, mọi thứ khá là áp lực với tôi. Nhưng cũng không vấn đề gì cả. Tôi thích ăn cỏ và thư giãn trong bùn. Và tôi cao 6ft (khoảng 1,8 m) và nặng 5.000 lbs (khoảng 2.268 kg) nếu bạn muốn biết”.

Tất nhiên, đây là một sự gây chú ý công khai. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng sẽ thu được số tiền quỹ 9 triệu USD để sử dụng cho việc thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách sử dụng tinh trùng từ tê giác đực Sudan và trứng từ tê giác cái Fatu hoặc Najin.

Ở những nơi khác thuộc châu Phi, săn bắt trộm là nguyên nhân dẫn đến loài tê giác trắng phương Nam bị đẩy đến bờ tuyệt chủng. Con số săn trộm đã tăng từ dưới 100 con vào năm 1895 lên khoảng 20.000 con vào năm 2017. Tuy nhiên, nhờ vào nỗ lực không ngừng bảo tồn tê giác trắng phương Nam, làm cho loài này trở thành loài tê giác duy nhất không bị liệt kê là danh sách các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Dù thế, vẫn còn hy vọng cho chúng ta đối với loài tê giác trắng phương Bắc. Các nhà sinh vật tại khu Bảo tồn Ol Pejeta hy vọng sẽ thu được số tiền 1 triệu USD cho các nghiên cứu kỹ thuật thụ tinh cùng chiến dịch gây quỹ GoFundMe mang tên “Hãy tạo nên loài Tê giác”.

Thiên nhiên và con người vốn hòa quyện và song hành cùng nhau. (Ảnh: Fotofia)

Mỗi loài sinh vật tồn tại đều có ý nghĩa và sự liên quan với nhau nhất định trong chuỗi mắt xích sự sống, sự tồn tại của loài này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các loài khác. Khởi sinh nguyên thủy của Trái đất vốn vẹn tròn và đủ đầy, nhưng khi đạo đức nhân loại dần trượt dốc, con người đều đang trong vô minh mà tạo nghiệp. Chỉ vì chút lợi nhỏ trước mắt mà dám phá hủy thiên nhiên, phá vỡ cội nguồn nâng đỡ sự sinh tồn. Nói con người thông minh, nhưng thực ra, cái “thông minh” ấy lại đang tự hủy hoại chính mình.

Quỳnh Như