Gia đình và bạn bè thân mến,
Một người bạn rất thân hỏi tôi rằng Chúa đã ở đâu sau khi nước Mỹ bị tấn công khủng bố. Câu hỏi của cô có thể được gói gọn như sau “Hôm nay Chúa đã ở đâu vậy?” Cô ấy cũng như những người Mỹ khác hết sức đau lòng. Vì thế, tôi cố gắng không phản ứng lại. Từ giây phút đó, tôi luôn cầu nguyện và đau buồn trong các sự kiện tưởng nhớ lại thảm họa. Mặc dù vậy, tôi nghĩ rằng mình đã có câu trả lời. Tôi biết Chúa của mình đã ở đâu vào sáng ngày 11/9/2001. Ngài đã rất bận rộn!
Trước tiên, Ngài đã cố gắng để ngăn cản bất kỳ ai lên các chuyến bay này. Bốn chuyến bay đó lẽ ra đã chở 1.000 hành khách nhưng chỉ có 246 người đi (*).
Ngài đã ở trên 4 chuyến bay thương mại đó để ban khả năng bình tĩnh cho các hành khách đang hoảng sợ. Không ai trong số các thành viên của gia đình nạn nhân nói rằng họ nghe thấy tiếng la hét của những người khác trong điện thoại, khi nhận được cuộc gọi từ người thân trên chuyến bay. Trên một trong số 4 chuyến bay đó, Ngài đã ban sức mạnh cho các hành khách để cố gắng chiếm quyền điều khiển máy bay.
Ngài đã bận rộn với việc tạo ra các chướng ngại để thay vì 50.000 người có mặt tại tòa tháp đôi để làm việc, thì đúng vào thời điểm đó chỉ có 20.000 người thôi. Rất nhiều người nói với các kênh truyền thông rằng họ bị kẹt xe nên không kịp đến tòa tháp đôi làm việc vào giờ đó.
Chúa đã giữ hai tòa tháp đôi cao 110 tầng để 2/3 số nhân viên có thể thoát ra ngoài. Tôi đã rất ngạc nhiên rằng ngọn của 2 tòa tháp đó không đổ xuống khi bị máy bay đâm vào.
Mặc dù không có gì nghi ngờ rằng đây là điều tồi tệ nhất trong đời mà tôi chứng kiến, nhưng tôi có thể thấy phép màu của Chúa ở khắp nơi. Tôi luôn nghĩ về cô bạn của mình và cầu nguyện cho cô ấy mọi lúc có thể. Tôi không thể tưởng tượng được mình sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này thế nào khi không có niềm tin vào Chúa – cuộc đời sẽ là vô vọng. Tôi nghĩ là bạn muốn biết. Cảm ơn đã cho tôi cơ hội được chia sẻ với bạn! Và xin hãy chia sẻ điều này với càng nhiều người bạn nghĩ họ nên biết càng tốt.
Kristen Mark
(*) Chú thích:
Ngày 11/9/2001, một nhóm không tặc đã lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, thành phố New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng 2 tiếng đồng hồ, cả 2 tòa tháp bị sụp đổ.Một nhóm không tặc khác lái chiếc phi cơ thứ 3 đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Lầu Năm Góc ở Quận Arlington, Virginia.Chiếc máy bay thứ 4 rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc Quận Somerset, Pennsylvania, cách Pittsburgh 129 km về phía Đông, sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc này.
Con số thương vong lên đến 2 975 người, trong đó có 19 không tặc, 246 người trên 4 chiếc máy bay (không ai sống sót), 2 603 người thiệt mạng tại Thành phố New York, trong tòa tháp đôi cũng như trên mặt đất, và 125 người trong Ngũ Giác Đài. Thêm vào danh sách nạn nhân là 24 người bị liệt kê mất tích.Ngoại trừ 55 người thuộc các lực lượng vũ trang, tất cả đều là dân thường.
Hơn 90 quốc gia có công dân thiệt mạng trong vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới.
Thêm vào đó, tòa Tháp đôi cao 110 tầng của Trung tâm Thương mại Thế giới, cùng với năm tòa nhà khác thuộc khu vực WTC, gồm có tòa nhà số 7 của WTC, tòa nhà chọc trời khung bằng thép cao 48 tầng cách đó một khu phố, các tòa nhà số 6, 5, 4, 3 của WTC, phức hợp Trung tâm Tài chính Thế giới, và Nhà thờ Chính Thống giáo St Nicholas, cùng bốn trạm tàu điện ngầm hoặc bị sụp đổ hoàn toàn hoặc bị thiệt hại nặng nề. Tính tổng cộng, trên Đảo Manhattan, có 45 tòa nhà bị thiệt hại. Các thiết bị truyền thông như tháp truyền hình, truyền thanh, radio hai chiều bị phá hủy nhưng các trạm truyền thông đã nhanh chóng phục hồi tín hiệu và phát sóng lại. Tại Arlington, một phần của tòa nhà Lầu Năm Góc bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn, một phần khác bị sụp đổ.