Tục “cướp dâu” vốn có nguồn gốc từ thời cổ đại. Thế nhưng giữa thế kỷ 21 này, bạn có thể tưởng tượng rằng tục lệ ấy vẫn còn phổ biến ở một vài nơi trên thế giới? Hàng năm, có rất nhiều cô gái trẻ bị bắt cóc trên đường đến trường hoặc tới nơi làm việc. Nhưng vì “cướp hôn” đã trở thành một phong tục nên chính phủ cũng nhắm mắt làm ngơ.
Một bé gái Ethiopia 12 tuổi bị một nhóm người đàn ông xa lạ bắt cóc. Trong lúc cha mẹ cô bé hoảng loạn đi tìm con mấy ngày đêm không thấy thì ba con sư tử đã đuổi kẻ bắt cóc và bảo vệ cô bé cho đến khi về nhà. Câu chuyện này đã trở thành một giai thoại ở miền quê của các cô gái.
▼Ở châu Phi, Trung Á và các khu vực khác vẫn phổ biến tục lệ “cướp dâu”. Theo thống kê, có hơn 1/3 các cuộc hôn nhân là từ cướp dâu mà thành, hàng năm có 12.000 phụ nữ bị bắt cóc làm vợ, trong đó 2.000 người bị hãm hiếp trong đêm đó. Tại Kyrgyzstan, cướp 1 con dê sẽ bị tù 11 năm, trong khi cướp 1 người phụ nữ chỉ bị tù 3 năm, như vậy địa vị của phụ nữ trong xã hội còn thấp hơn cả loài vật.
▼ Tại Ethiopia, cướp vợ lập gia đình được gọi là “astelefa.” Đài truyền hình NBC của Mỹ báo cáo, kết hôn theo cách này chiếm 70% các cuộc hôn nhân của Ethiopia.
▼ Các vụ cướp hôn thường xảy ra ở các vùng nông thôn tại một số nước nghèo khó, nền nông nghiệp chiếm tới 80% nền kinh tế quốc dân, và phụ nữ phải sống trong hoàn cảnh rất khốn khổ.
▼Angelina Jolie là nhà điều hành sản xuất của bộ phim “Difret”, kể về một câu chuyện có thật ở Ethiopia xảy ra vào năm 1996. Trong bộ phim, một cô bé Ethiopia 14 tuổi bị bắt cóc làm cô dâu và đã bị tuyên án tử hình khi vô tình giết chết người bắt giữ mình.
▼Cũng như vậy, đài NBC đưa tin về một trường hợp bắt cóc tương tự xảy ra tại Addis Abba, Ethiopia. Nạn nhân là một bé gái 12 tuổi, bị bắt cóc bởi một nhóm tội phạm và đã mất tích. Cả làng và cha mẹ cô đã tìm kiếm một tuần nhưng không có kết quả. Khi đang chuẩn bị từ bỏ việc tìm kiếm thì 3 con sư tử hộ tống cô gái xuất hiện. Nhìn thấy cô trở về nhà rồi, chúng mới nhanh chóng quay trở lại rừng.
▼Lúc đầu, nhóm tội phạm bắt cóc đánh bé gái bị thương, nhưng sau đó điều kỳ diệu đã xảy ra, cô bé không trở thành bữa tối của bầy sư tử. Thay vào đó, ba con sư tử này đã bảo vệ và đưa cô trở về nhà cho đến khi người trong làng phát hiện ra cô thì chúng mới lẳng lặng rời đi.
▼Ông Stuart Williams, chuyên gia về hành vi động vật cho rằng, những tiếng khóc nức nở của cô bé có thể khiến đàn sư tử nhầm lẫn với tiếng khóc của sư tử con, cho nên sư tử mới nảy sinh ý muốn bảo vệ cô bé.
Cho dù đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay sư tử phát sinh lòng từ bi cứu cô bé, thì việc cô có thể khỏe mạnh trở về nhà đúng là một kỳ tích. Bên cạnh đó, trong 7 người bắt cóc thì đã có 4 tên đã bị bắt giữ, chuẩn bị chấp nhận hình phạt. Thay đổi tập tục lạc hậu cần phải có thời gian và nỗ lực của rất nhiều người trên thế giới. Nếu chúng ta sinh sống ở Ethiopia, chắc chắn bạn sẽ không muốn phải đối mặt với nỗi sợ hãi mỗi ngày. Hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết tình trạng cướp dâu hiện nay để thu hút nhiều người quan tâm đến vấn đề này ngay bây giờ!
Nhân viên sở thú đang chơi vui vẻ với bầy sư tử trắng mà không biết chú hổ ở đằng sau đã cứu mạng mì
Huy Hoàng/Hải Hà
Xem thêm: