Đại Kỷ Nguyên

Con trai nghịch thang máy khiến ai cũng nổi giận, mẹ khéo léo dạy nên ai cũng hài lòng

Tại nơi công cộng, chúng ta thường nhìn thấy nhiều đứa trẻ vô cùng nghịch ngợm, chúng la hét lớn tiếng hoặc làm ra những hành động thiếu lễ phép khiến bậc cha mẹ đi cùng vừa ngượng với mọi người lại vừa bực với con. Lúc này các bậc cha mẹ thường nghiêm khắc dạy bảo tại chỗ, nhưng cũng có những cha mẹ bao che mặc kệ con chơi nghịch thỏa thích. Vậy cách xử lý của cha mẹ như thế nào mới đúng? Cùng xem câu chuyện dạy con của một người mẹ nhé.

Người mẹ cùng con trai 7 tuổi đi tới gần tầng trệt của thang máy, bé bấm nghịch loạn, không còn số nào là bé không ấn. Em vốn muốn dùng hành động này để trêu chọc cho mẹ vui nhưng lại khiến vị khách khác đi thang máy phải phàn nàn.

Ngay lúc đó, khách đi cùng thang máy đã không ngừng thốt lên: “Đứa trẻ này không có giáo dục chút nào.” “Tôi phải vội về nấu cơm, tình huống này chẳng phải lãng phí thời gian của tôi sao?”, “Rõ ràng không có việc gì, lại ấn loạn thang máy, thật là!”, “Trẻ em càng ngày càng khiến người lớn ghét bỏ, lần trước cũng gặp một đứa trẻ như thế, thiều chút nữa khiến tôi tức chết…”

Nghe những âm thanh quở trách, bé trai sợ tới mức co rúm người lại. Em cũng không biết phải làm gì nữa, rồi từ từ cúi đầu xuống, đứng yên một chỗ và khóc. Mẹ của em đã ôm trấn an con và hướng đến người trong thang máy nói: “Đứa trẻ này thật là không biết ý tứ chứ không phải là không có giáo dục. Chỉ là cậu bé có chút nghịch ngợm, nhưng hiện tại đã biết sai rồi. Đúng không con?” Người mẹ cúi đầu nhìn con trai rồi nói: “Xin lỗi các cô dì chú bác đi cùng thang máy đi con.”

Biết rõ mình sai nên bé trai đã ngậm nước mắt lễ phép nói lời xin lỗi, khiến cho bầu không khí trong thang máy bớt căng thẳng hơn.

Sau khi nhìn con xin lỗi mọi người, mẹ lại nói thêm: “Con à, lát nữa thang máy dừng ở tầng nào, con đứng ở cửa và nói ‘cháu xin lỗi đã làm phiền ạ’, biết không con?”. Bé trai nghe xong liền vội gật đầu.

Đến tầng lầu kế tiếp, bé trai đều dùng âm thanh non nớt của mình hô lớn: “Tầng thứ 20 đã đến”, sau đó đứng trước cửa nói: “Cháu xin lỗi vì đã làm phiền ạ!” Âm thanh vang vọng vào thang máy khiến mọi người không còn tức giận nữa nhưng cũng cảm thấy có chút ái ngại.

Có người còn nói: “Không sao đâu, không cần phải khiến vấn đề nghiêm trọng như thế.” Nhưng mẹ của bé trai kiên định nói: “Không vấn đề gì đâu bác ạ, việc này để rèn cho cháu sửa những sai lầm của nó ạ. Cậu bé sẽ nhớ càng lâu.”

Khi đến thang máy tiếp theo, một vị khách đi ra ngoài đã nhìn bé trai cười nói: “Cảm ơn cháu!” Nhìn những cử chỉ vui vẻ của mọi người, dáng tươi cười của cậu bé đã trở lại. Sau đó, khi thấy đứa trẻ khác ồn ào trong thang máy, em còn biết khuyên bảo các bạn giữ yên lặng.

Đối với trẻ em cần dạy bảo ngay, bởi vì thời điểm này đang là lúc chúng hình thành nhân cách. Nếu không dạy bảo để trẻ biết việc gì là đúng và hình thành những suy nghĩ đúng đắn thì khi trưởng thành những đứa trẻ sẽ sinh ra những suy nghĩ lệch lạc. Giống như sự việc đi thang máy, tuy chỉ là lỗi sai nhỏ, nếu mẹ của em không nghiêm khắc dạy bảo, em sẽ nghĩ, tạo thêm phiền cho người khác cũng không có vấn đề gì. Rồi khi trưởng thành, em sẽ hình thành lối tư duy không biết nghĩ đến người khác, chỉ ích kỷ biết mình, không biết thông cảm cho ai.

Do vậy, để trẻ nhận được tình cảm yêu mến của mọi người, cần giáo dục các em 5 điểm sau:

1. Cha mẹ làm gương cho con cái

Để giáo dục tốt cho trẻ, thì bậc cha mẹ không được có những hành động bất lịch sự trước mặt trẻ, bởi vì trẻ sẽ học theo hành vi đó. Lời nói và việc làm phải mẫu mực làm chuẩn, dạy bảo trẻ em thì cần phải gương mẫu, giáo dục bằng hành động chứ không chỉ dừng lại ở lời nói, như thế lực ảnh hưởng sẽ lớn hơn. Nếu muốn con hiểu lễ phép, cha mẹ cũng phải là người hiểu lễ phép, nếu không thì không thể dạy bảo được con trẻ trong nhà.

2. Không làm hành động giải vây cho con mà cần chính diện giáo dục

Thỉnh các bậc cha mẹ, khi thấy con mình làm sai, không được bao che mà cần chính diện dạy bảo. Khi nói chuyện cùng con cái, cần phân tích cho trẻ hiểu được lỗi lầm. Một số bậc cha mẹ có thói quen nói: “Cháu nó vẫn còn nhỏ” và các loại lý do để bao che cho con. Điều này khiến cho đứa trẻ càng ngày càng ngỗ ngược, phá rối và không được người yêu mến.

3. Tập chung giáo dục phép tắc lễ phép cơ bản cho trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ cần phải học các phép tắc lễ nghi cơ bản, chậm rãi uốn nắn từng chút để trẻ hình thành nếp sống, hình thành thói quen. Tuy nhiên, mỗi lần chỉ dạy 1 nghi thức cơ bản và khuyến khích trẻ chuyên tâm thực hành. Ví như nói: “Xin chào, cám ơn, thực xin lỗi, được hay không được. Những câu nghi thức đơn giản, nói nhiều sẽ giúp trẻ trưởng thành về đức tính khiêm tốn, có lễ phép. Cha mẹ cũng cần phối hợp trong quá trình quan sát hành vi của trẻ, nếu chúng làm tốt cũng nên khen ngợi, và nếu làm sai thì kịp thời uốn nắn.

4. Khuyên con trẻ không làm phiền người khác

Tại nơi công cộng mà làm phiền người khác là hành vi vô cùng không lễ phép. Bậc cha mẹ cần giúp trẻ ghi nhớ điểm này. Trẻ có những lúc vừa nhắc xong đã quên ngay, do đó người lớn cần kịp thời ngăn lại và nói cho trẻ hiểu rằng làm vậy gây nên ảnh hưởng xấu gì. Không được mặc kệ trẻ muốn làm gì thì làm, bởi người khác sẽ nhìn vào hành động của con trẻ mà đánh giá sự giáo dục của cha mẹ. Họ sẽ nói: “Đứa trẻ này nhất định không được cha mẹ dạy bảo tử tế.” Đối với cha mẹ, lời này càng khiến họ trở nên xấu hổ hơn.

5. Hướng dẫn trẻ kết giao bạn bè cùng tuổi một cách lịch sự

Giáo dục trẻ chủ yếu thông qua hành vi của chúng với người khác. Cho nên, giúp con trẻ tìm bạn để chơi cũng rất quan trọng. Bởi vì, trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng lẫn nhau, học tập hành vi của nhau khi chơi cùng. Do đó, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách làm như thế nào khi chơi cùng bạn, chia sẻ với bạn như thế nào, gánh trách nhiệm ra sao. Điều này cũng sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ.

Nhiều đứa trẻ tuổi còn nhỏ nhưng đã rất hiểu biết lễ nghi giao tiếp với người khác. Ai gặp cũng khen đứa trẻ này có nề nếp, nhỏ tuổi biết lễ phép thì lớn lên hẳn sẽ là người rất lịch sự. Điều này cho thấy, cha mẹ trẻ biết đặt công phu dạy bảo con cái. Có người nói: “Sự thành công của con cái là công trình của các bà mẹ.” Điều này cho thấy, muốn con thành người như thế nào, quyết định phần nhiều ở công phu dạy bảo của cha mẹ.

San San biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version