Thời hiện đại, hầu như ai cũng phải đối mặt với áp lực kinh tế và làm việc không ngừng nghỉ. Nhưng trên thế giới vẫn tồn tại một quốc gia, người dân nơi đây chọn nghỉ hưu ở cái tuổi sung sức nhất, 30 tuổi, từ đó họ sẽ bắt đầu cuộc sống an nhàn, “dưỡng già” cho đến hết đời.
Người dân các khu vực địa phương của Lào chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, dân số nông thôn địa phương chiếm tỷ lệ cao trong cả nước. Những gia đình ở đây làm việc cùng nhau, ban đêm không cần đóng cửa cài then, người dân chung sống và lao động trong hòa bình. Nếu hỏi người dân nơi đây về sự hài lòng với cuộc sống này không thì đa phần họ sẽ trả lời rằng, “chúng tôi rất hài lòng”. Mong muốn về cuộc sống vật chất rất ít, chỉ cần đói có cái ăn, lạnh có cái mặc là đủ.
Lào là một trong những quốc gia kém phát triển. Nhiều ngành công nghiệp và thực phẩm phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan. Cho nên khi đến Lào, bạn sẽ phát hiện ra rằng hàng hóa phổ biến của Lào không hề rẻ, vì hầu hết là hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Người dân địa phương của Lào không có khái niệm đầu tư, những người làm kinh doanh ở Lào đại đa số là thương gia Trung Quốc. Người dân Lào vẫn quen lối sống thoải mái vì Nhà nước không gây áp lực cho họ về nhà cửa và giáo dục trẻ em.
Người dân địa phương Lào luôn sống giản dị. Mỗi ngày diễn ra khá chậm, ngày nghỉ lễ trong năm nhiều, khi được nghỉ ngơi, họ thường ngồi lại để cùng nhâm nhi vài ly trà và nói chuyện vui vẻ. Trước khi kết hôn, người Lào làm việc một cách chăm chỉ, sau khoảng 30 tuổi, họ lập gia đình và bắt đầu khoảng thời gian nghỉ ngơi.
Các ông chủ người Trung Quốc cũng không dễ làm ăn ở Lào, bởi lẽ người dân nơi đây không siêng năng như những người dân lao động ở các quốc gia Đông Nam Á khác. Họ cũng không cần công việc nhiều, chỉ khi không có tiền họ mới chủ động đi xin việc, sau khi kiếm được một khoản tiền, họ lại tiếp tục nghỉ ngơi. Người dân Lào đã quen với lối sống thoải mái, không áp lực.
Lào là quốc gia của Phật Pháp Tiểu Thừa, người dân nơi đây hầu hết đều có đức tin, cũng chính vì theo đuổi Phật Pháp mà họ không có nhiều ham muốn về vật chất. Ở Lào, những tổ chức tình nguyện lớn nhất là các ngôi chùa, bởi lẽ người có tiền như các thương gia Trung Quốc khi muốn quyên góp sẽ đến các ngôi chùa để làm từ thiện. Đối với họ, đền chùa không chỉ là nơi thờ phụng các vị Thần Phật mà còn là ngôi trường giáo dục con người, những đứa trẻ không nghe lời sẽ được bố mẹ chúng gửi lên chùa để những nhà sư dạy dỗ và rèn luyện.
Người dân Lào cả đời cũng sẽ đi ra ngoài một lần để trải nghiệm, ít là 3 tháng, nhiều là 3 năm. Cũng có các cuộc hành hương để người dân đi đến nhiều nơi làm việc tốt. Ở Luangprabang, mỗi ngày đều có những nhóm người tập hợp lại, đi bộ qua các đường phố và ngõ nhỏ, nhận thức ăn của người dân rồi phát thức ăn cho người nghèo. Họ làm như vậy để những người nghèo trong địa phương hiểu rằng: “Từ thiện cũng là một dạng tu luyện bản thân, hãy cứ tận hưởng ý nghĩa thực sự của cuộc sống”.
Người dân Lào kể cả chưa đến 30 tuổi nếu cảm thấy mệt mỏi, họ sẽ tự cho bản thân cuộc sống an nhàn. Bởi đối với người dân nơi đây, tiền bạc không phải là tất cả, mà sự hài lòng của chính bản thân mới là quan trọng nhất.
Ảnh: Toutiao.
Theo Daily.family543