Đại Kỷ Nguyên

Đầu bếp bánh ngọt ở Đài Loan: Từ đau khổ đến hạnh phúc

Đầu bếp Chu Bác Dung (Ảnh ghép từ Minh Huệ Net, Shutterstock).

Anh Chu Bác Dung là chủ cửa hiệu bánh mỳ hấp tại Đài Loan. Anh đã gặp nhiều khổ nạn, khó khăn trong cuộc sống khiến bản thân rất bi quan, nhưng cuối cùng đầu bếp Chu đã tìm thấy ý nghĩa cuộc đời khi sống theo những nguyên lý Chân Thiện Nhẫn.

Trải qua nhiều khổ nạn

Nhắc đến gia đình, đầu bếp Chu nhớ lại nhiều đau khổ. Khi còn nhỏ, anh theo bố mẹ tới Đài Bắc để mở một quầy bán trái cây. Cuộc sống không dễ dàng gì, khi gia đình phải sống trên đường phố và bị cảnh sát sách nhiễu.

Từ nhỏ, anh Chu đã phải chăm sóc gia đình, và gặp khổ nạn liên miên. Anh trai của anh bị chết vì tai nạn khi còn học trung học. Em trai thì bị giết ở đảo ngoài khơi khi đi lính. Bố anh cũng qua đời vì một cơn đau tim.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Tai nạn hết cái này cái khác giáng xuống gia đình khiến anh Chu học không tốt. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh đến làm việc trong nhà máy của bác mình. Tại đây anh học được cách làm nhiều loại bánh ngọt và một số kỹ năng như lăn bột, nhồi nhân, quan sát độ lên men, và kiểm soát nhiệt. Dần dần, anh trở thành một đầu bếp bánh ngọt.

“Đối mặt với rất nhiều khổ nạn, tôi cảm thấy buồn”, anh Chu nói.

“Tôi luôn tìm kiếm câu trả lời cho những đau khổ của mình trong cuộc sống này. Ý nghĩa cuộc sống trên đời là gì?”

Anh từng tin vào Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Mật Tông, khí công… Và dù đã mất công tìm kiếm, tiêu tốn nhiều tiền, nhưng anh vẫn không tìm thấy câu trả lời mình mong đợi.

Câu trả lời cho cuộc sống khó khăn

Năm 2005, anh Chu thấy tin tức về Vụ tự thiêu giả trên quảng trường Thiên An Môn, sự kiện được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dàn dựng để kích động thù hận của nhân dân với Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp).

Tò mò, anh tự hỏi vì sao ĐCSTQ lại muốn sử dụng nguồn lực của cả quốc gia để bức hại một trường phái tu luyện dạy nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Bởi vậy anh đã nói chuyện với một người thân, cũng là học viên Pháp Luân Công, và mượn cuốn sách chính của môn tập, Chuyển Pháp Luân.

Đầu bếp Chu luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Đại Pháp, thiền định (ảnh: Minh Huệ Net).

Sau khi đọc sách, nội tâm anh chấn động. Anh Chu chia sẻ: “Nhận thức của tôi về thế giới và cuộc sống đã hoàn toàn thay đổi sau khi đọc cuốn sách này. Nó quả là một quyển sách tuyệt vời”.

Bây giờ anh đã hiểu rằng không có gì là ngẫu nhiên trên thế giới này và các khổ nạn là do nghiệp lực, những việc xấu đã làm từ tiền kiếp.

“Giờ khi tôi nhìn lại, tôi cảm thấy rằng những đau khổ và khó nhọc mà tôi trải qua trong quá khứ đã trở thành những vốn quý trong cuộc sống và công việc. Và những vốn quý này cuối cùng đã trở lại với tôi.”

Anh Chu đã tham gia một lớp học 9 ngày và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Sống theo Chân – Thiện – Nhẫn

Là chủ một cửa hàng bánh ngọt, anh Chu cũng có những mâu thuẫn trong kinh doanh.

Có một đối tác từng đến ăn và sống trong cửa hàng nhà anh. Vợ anh đề nghị nên bảo đối tác chia tiền nhà, phí internet và chi phí sinh hoạt. Nhưng thấy người đối tác này sống một mình, vị đầu bếp đã thông cảm mà chịu mọi chi phí. Chính nhờ sống theo những nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Đại Pháp nên anh đã bỏ qua những toan tính cá nhân và biết nghĩ cho người khác nhiều hơn.

Trong 3 năm kinh doanh, anh nhận được những phản hồi tích cực từ nhiều khách hàng. Nhưng giống như các chủ tiệm khác, anh cũng gặp phải một số trường hợp “bùng hàng”.

Ví dụ từng có một khách đặt hàng và anh đã chuẩn bị xong xuôi, nhưng sau đó, khi anh Chu sắp đóng cửa, họ lại hủy đơn hàng. Anh đã dùng thái độ tích cực để đối đãi với vấn đề này, anh cho rằng vị khách có thể gặp vấn đề gì đó nên không thể lấy đơn hàng.

Rốt cuộc thì vấn đề xảy ra không quan trọng bằng cách người ta xử lý vấn đề đó. Nhờ chọn cho mình suy nghĩ tích cực, nghĩ cho người khác nên anh không cảm thấy chán nản hoặc tức giận với những mâu thuẫn, rắc rối trong công việc.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Trong khi làm bánh, anh Chu không thêm các chất chống ôxi hóa hay chất bảo quản như một số cửa hàng thường làm. Anh sử dụng nước lọc trong nấu nướng, và chuẩn bị nhân từ nguyên liệu tươi sạch. Khi làm nhân đậu đỏ, một số nhà sản xuất cho thêm vào bột biến tính và trộn màu thực phẩm để giảm chi phí. Nhưng anh Chu chỉ sử dụng đậu đỏ nguyên chất để làm nhân.

Trong quá trình đọc sách, anh hiểu rằng phú quý của một người là do Trời định, bởi vậy anh không đặt nặng vào việc phải kiếm thật nhiều tiền. “Điều quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng và phục vụ khách hàng hết khả năng của chúng tôi.”, anh Chu chia sẻ.

May mắn nhất là tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Anh Chu đã làm việc với bột, bánh trong hơn 30 năm. Anh chia sẻ khi làm việc anh sẽ bật những bản nhạc do các học viên Pháp Luân Đại Pháp sáng tác. Âm nhạc du dương khiến anh đắm mình vào trạng thái tường hòa.

Khi làm việc anh sẽ đặt tâm vào sản phẩm và gạt những điều khác sang một bên. Làm bánh với một trạng thái tập trung, tinh thần sảng khoái nên anh hy vọng những thực khách của mình sẽ nhận được món ăn đầy đủ dinh dưỡng và cảm nhận được lợi ích về tinh thần.

Đầu bếp Chu chuẩn bị bột (ảnh: Minh Huệ Net).

Anh Chu nói: “Vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi thậm chí chưa từng một lần ốm và tôi cũng không bi quan như trước đây. Các đồng nghiệp và gia đình tôi biết rằng đó là nhờ Pháp Luân Đại Pháp.”

“Đôi khi thật đáng tiếc khi thấy rằng một số bạn bè tôi không tu luyện Đại Pháp, bởi vì đây là cơ hội cho mọi người. Không có gì hạnh phúc hơn và quan trọng hơn tu luyện.”

Tuân theo những nguyên tắc Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, đầu bếp Chu có thể giữ cho mình một trạng thái hòa ái, nội tâm thanh tịnh, và nghĩ nhiều hơn cho người khác bởi vậy những sản phẩm anh làm ra cũng thật đặc biệt: Đó là những chiếc bánh tốt cho sức khỏe và mang năng lượng chính diện. Có lẽ cũng bởi vậy mà cửa hiệu của anh cho đến nay trở nên nổi tiếng trong khu vực, nhiều khi khách phải đặt hàng trước cả tuần.

Theo Minh Huệ Net
Ngọc Mai (biên tập)

Video xem thêm: Tính khí càng ôn hòa thì phúc báo càng dày sâu

Xem thêm

Exit mobile version