Không cân đối giữa nghỉ ngơi và công việc là nguyên nhân khiến đa số mọi người rơi vào tình trạng khủng hoảng, lo lắng… và sợ việc.
Liên tục lo lắng
Mặc dù không có bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong công việc nhưng bạn luôn cảm thấy đó lo lắng. Bạn không biết lý do tại sao mình lại ở trong trạng thái này và bạn cũng không biết cách nào để chấm dứt nó.
Cảm giác lo lắng khiến hiệu suất làm việc giảm, mọi thứ xung quanh đều khiến bạn cảm thấy không vừa mắt.
Dù không thể ngay lập tức chống lại cảm giác tiêu cực này nhưng bạn cũng có thể học hỏi cách nhận biết các dấu hiệu và từ từ khắc phục.
Tinh thần mệt mỏi
Cảm giác không hài lòng trong công việc khiến tinh thần giảm sút. Để tránh gây áp lực và dẫn đến khủng hoảng, bạn có thể dành cho mình những ngày nghỉ nghơi, thư giãn hoặc một chuyến đi du lịch ngắn ngày.
Việc tiếp thêm năng lượng sẽ là giải pháp giúp bạn khắc phục được đáng kể được tình trạng kiệt quệ, bế tắc trong công việc.
Hiệu suất công việc giảm
Bạn luôn làm việc tốt cho đến một ngày bạn cảm thấy mệt mỏi. Mọi nhiệm vụ bạn được giao cũng không thể hoàn thành một cách thỏa đáng. Hôm nay bạn thất bại. Ngày hôm sau, cả hôm sau nữa, mọi thứ điều tồi tệ và bạn không thể làm được gì.
Số lượng công việc ngày càng tăng trong khi bạn vẫn không thể giải quyết tất cả. Đó là một tình trạng nghiêm trọng. Nếu bạn bắt đầu nhận ra vấn đề về tiến độ cũng như hiệu suất công việc của mình, có nghĩa là bạn đã bắt đầu ý thức được trạng thái kiệt sức trong công việc của mình. Hãy cố gắng thay đổi các cách thức cũng như thời gian làm việc để lấy lại hiệu quả làm việc ban đầu.
Thiếu động lực
Động lực là thứ quan trọng để bạn có thể tự tin vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, việc đánh mất điều đó khiến bạn cảm thấy chán nản, không hứng thú với mọi việc.
Lúc này, hãy định hướng lại chính mình. Tìm ra một điều gì đó làm động lực để tiếp tục phấn đấu trước khi bạn bị những cảm xúc tiêu cực chiếm lấy.
Tránh trách nhiệm
Có một sự khác biệt giữa việc giảm khối lượng công việc phụ và lơ là trách nhiệm của bản thân. Nếu một người nào đó có ý định đẩy phần công việc mà họ không muốn làm sang cho bạn và bạn tránh đi, điều đó là tốt. Ngược lại, nếu bạn cố gắng đùn đẩy công việc hay trách nhiệm của mình sang người khác, có nghĩa là bạn đang trong tình trạng quá tải và có nguy cơ bị kiệt sức trong công việc.
Khi cảm thấy kiệt sức về tinh thần, bạn bắt đầu trì hoãn những công việc thường ngày. Một lần rồi hai lần, nó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất công việc của bạn. Một khi bạn đánh bại cảm giác vô trách nhiệm, bạn đã thực sự chống lại tình trạng kiệt sức trong công việc của mình.
(Tổng hợp)