Đại Kỷ Nguyên

Lý do chúng ta không nên tranh luận để phân ‘ai đúng ai sai’

Bạn sẽ làm gì khi tức giận? Một số người chọn cách im lặng, một số phát tiết trong nội tâm, một số chọn ăn uống với hy vọng có thể “tiêu hóa” cơn tức. Tuy nhiên, nếu thường xuyên dùng cách này để khống chế tức giận, nó sẽ không thực hiện được lâu dài, và khi không kìm giữ được, người đó sẽ phản ứng lại với tất cả nỗi giận trong lòng.

Khi tức giận, rất nhiều người sẽ phản ứng to tiếng. Thời điểm này, lý trí thường bị cơn nóng giận che mắt, kết quả là không ngừng phát ra những lời nói đả thương người khác. Càng nói, cơn giận lại càng bùng lên, trạng thái này gây cho cả hai những vết thương không nhỏ. Dưới đây là 3 lý do không nên nổi nóng, hy vọng có thể giúp ai đó vượt qua cơn tức giận mà không làm tổn thương người khác.

  1. Khi nóng giận, người khác sẽ như cái gai trong mắt

Nóng giận là một loại cảm xúc vô cùng đáng sợ, bởi vì nóng giận có thể phá hủy mọi tình cảm tốt đẹp đã gây dựng bao lâu chỉ bằng một lời nói. Lúc nóng giận, người ta không thể khống chế được cảm xúc của mình. Một nhà tâm lý học nói rằng, tâm lý của người đang nổi nóng rất mẫn cảm, từng câu, từng chữ của đối phương đều bok xuyên tạc thành một loại chửi bới và lên án, từ sự việc rất nhỏ cũng bị thổi bùng lên thành một sự việc lớn. Trong quá trình này, những lời trách cứ liên tục được đưa ra, đến khi cuộc tranh cãi kết thúc thì quan hệ tốt đẹp trước đó cũng kết thúc.

  1. Khi nóng giận, có thể vô ý mà khơi mào ra cuộc xung đột to tiếng

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, phẫn nộ là một loại cảm xúc lây lan. Ban đầu một người không khống chế được cảm xúc và bắt đầu tức giận, sau đó cảm xúc này dẫn khởi sự giận dữ ở đối phương và khiến cả hai người bắt đầu tranh luận. Cuối cùng là hai người cùng cãi nhau và đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ tốt đẹp trước đó.

  1. Khi nóng giận, chúng ta thường không chấp nhận nghe lời giải thích

Người xưa nói “nóng giật mất khôn”, quả thực khi nóng giận thường khiến người ta mất đi lý trí. Đây cũng là lý do vì sao khi chúng ta nổi nóng thì dù sự việc nhỏ cũng khiến người lý trí trở thành kẻ khờ khạo. Bởi vì khi mất đi lý trí, chúng ta sẽ không thể nhìn đối phương với con mắt công bằng, chỉ cần nhìn thấy người đó thì hết thảy các khuyết điểm đều bày sẵn và thấy người đó quá tệ.

Nhưng nếu một người nổi nóng, người còn lại có thể dùng lý trí để đối đãi sự việc thì cơn nóng sẽ giảm xuống và chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ coi như không có. Nếu cả hai cùng có tranh chấp thì khi họ cùng dùng lý trí để đối đãi, sự việc sẽ rất nhanh được giải quyết.

Người xưa có nói: “Yêu nhau thì dễ nhưng ở chung mới khó”. Vì vậy, dù là quan hệ tình cảm có thân tình đến như thế nào, nếu chúng ta khống chế được cảm xúc của mình, dùng lời thiện tâm diễn đạt khúc mắc với đối phương thì sự nóng giận sẽ không xảy ra. Tuy nhiên mỗi người có một thân thể, có một tính cách khác nhau, nếu có cãi nhau cũng không phải là muốn phá hủy mối quan hệ tình cảm mà là muốn giải quyết vấn đề. Muốn vậy, chúng ta có thể dùng cách khác chứ không nên dùng cách nóng giận để xử lý. Thậm chí có thể thông qua cách giải quyết hợp tình hợp lý mà tăng thêm tình cảm thắm thiết, để đối phương cảm nhận được sự chân thành của chúng ta. Vậy thì tại sao mình lại không chọn cách tốt này?

San San biên dịch

Exit mobile version