Đại Kỷ Nguyên

Để cứu tê giác, nơi đây người ta cho phép nổ súng bắn người, 50 tay săn trộm đã bỏ mạng

Công viên quốc gia Kaziranga đã phải đưa ra một quyết định khó khăn và gây tranh cãi khi cho phép các nhân viên bảo tồn được phép nổ súng và thậm chí tiêu diệt những kẻ săn trộm tiềm năng trong công viên. Tính đến nay, đã có 50 tay săn trộm bỏ mạng tại công viên này.

Thuộc địa phận hạt Golaghat và Nagaon của bang Assam, Ấn Độ, công viên quốc gia Kaziranga được công nhận là một di sản thiên nhiên thế giới. Không chỉ là nơi có mật độ hổ lớn nhất thế giới, nơi đây còn nổi tiếng với câu chuyện thành công đầy tranh cãi trong việc bảo tồn loài tê giác.


Ảnh: PA

Tại đây, những tay săn trộm có thể bị bắn chết nếu bị phát hiện. Cho đến nay những nhân viên bảo vệ của công viên đã bắn chết 50 người chỉ để bảo vệ những chú tê giác quý hiếm.


Ảnh: EPA

Khoảng một thế kỷ trước, nơi này chỉ có một vài cá thể tê giác Ấn Độ và khá an toàn.


Ảnh: Anupam Nath

Hiện nay, số tê giác tại công viên đã tăng lên hơn 2.400 con – chiếm 2/3 số lượng cá thể tê giác còn lại trên thế giới.


Ảnh: Jonas Stenqvist

Cùng với số lượng tê giác tăng dần, những vụ trộm bắt và số lượng tê giác bị sát hại cũng tăng lên. Do đó, có nhiều người hơn bị những nhân viên bảo vệ của công viên bắn chết.


Ảnh: PA

Bất chấp nguy hiểm, điều mà những tay săn trộm này khao khát là những chiếc sừng tê giác với giá 6000 đô la mỗi 100g.


Ảnh: Emma Gatland

Hầu hết chúng đều được quảng cáo như là một phương thuốc thần kỳ giúp chữa nhiều loại bệnh từ ung thư cho đến rối loạn cương dương.


Ảnh: Rudi Hulshof

Vì vậy, việc bảo vệ những cá thể tê giác còn lại này là cần thiết, nhưng nhiều ý kiến cho rằng cách thực hiện dường như đã đi quá xa.


Ảnh: Martin Harvey

Họ lo ngại nhân viên của công viên có thể giết người và sau đó phủi trách nhiệm. Thêm nữa, khả năng họ giết nhầm người vô tội là rất cao.


Ảnh: Sebastien Degardin

Câu hỏi đặt ra là, hình thức trừng phạt này có thể được biện minh hay không? Và có bao nhiêu người vô tội bị giết?


Ảnh: Michael Spain

Cho dù bảo vệ động vật là việc làm cấp thiết dành cho mỗi quốc gia và chính phủ, tuy nhiên, phương pháp lại là một vấn đề quan trọng cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng. Việc bắn chết những kẻ săn trộm tê giác có phần khắc nghiệt và tàn nhẫn, vì chúng ta không thể đánh đổi một sinh mạng để cứu những chú động vật quý hiếm cho dù họ có mang tội. Có lẽ chính phủ Ấn Độ cần tìm ra một biện pháp hữu hiệu và phù hợp hơn cho vấn đề bảo vệ tê giác trong công viên.

Theo Boredpanda

Hoài Anh biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version