Có một cô gái miền Bắc và một chàng trai người miền Nam lấy nhau. Họ khác nhau từ suy nghĩ, cách sống cho đến khẩu vị, cô gái thích ăn uống thanh đạm, trong khi anh chồng không có ớt thì không nuốt được cơm; bởi vậy, họ rất xuyên cãi nhau.
Một hôm, cô gái trở về nhà bố mẹ đẻ ăn cơm. Hôm đó, bố cô gái nấu thức ăn quá mặn, cô thẳng thừng chê bai không ăn, nhưng mẹ cô không nói gì, chỉ mang ra một chén nước nhỏ, khi gắp thức ăn bà nhúng vào chén nước trước mặt sau đó mới cho lên miệng.
Thông qua hành động của mẹ, cô gái đột nhiên đã hiểu ra được điều gì đó.
Từ hôm đó, mỗi khi ở nhà nấu cơm, cô gái đều làm những món ăn mà chồng cô thích. Mỗi loại thức ăn cô đều cho rất nhiều ớt. Và tất nhiên mỗi ngày trên bàn ăn đều có để sẵn một chén nước nhỏ. Người chồng nhìn vợ trước khi ăn đều nhúng đồ ăn qua cốc nước nhưng vẫn có vẻ rất hạnh phúc, khiến anh rưng rưng nước mắt.
Sau bữa đó, anh cũng tranh nấu cơm, nhưng trong thức ăn không còn nêm ớt nữa, chỉ khác là trên bàn có thêm một đĩa ớt tươi sắt lát.
Vì tình yêu, cũng vì bản thân mình, hai vợ chồng một người giữ một đĩa ớt, một người giữ một cốc nước, nhưng quan trọng hơn cả, họ đã hiểu được làm thế nào để giữ được trọn một tình yêu hạnh phúc dài lâu.
Trở lại với nhận định “Bách niên giai lão thực ra chẳng liên quan gì đến tình yêu, chỉ đơn giản là nhẫn nại… Thế nhưng, nhẫn nại cũng chính là một loại tình yêu. Vì thế, người thực sự yêu bạn, thực chất chính là người luôn tỏ ra nhẫn nại với bạn”.
Hôn nhân thành hay bại đôi khi chỉ là chuyện hôm nay ăn gì, ai dọn nhà đón con, đi làm về lúc mấy giờ… Không cần đến những đạo lý cao siêu, rộng lớn… mà thể hiện ngay trong những thói quen sinh hoạt thường ngày. Nếu hai người có thể vì nhau mà suy nghĩ, có thể vì nhau mà nhẫn nại, bao dung, thì những bất đồng hay cãi lộn trong hôn nhân cũng chỉ là gia vị của tình yêu.
Khi hai người thực sự có thể sống vì nhau, thì trong mọi hoàn cảnh, điều đầu tiên họ nghĩ chính là vì đối phương. Làm sao để có một cuộc hôn nhân lâu dài mà không gây cho đối phương sự nhàm chán? Điều đó phụ thuộc vào chính sự dụng tâm này.
Video: Nỗi sợ hôn nhân, ai mà không có?