Jason Lu, sinh viên 18 tuổi từ Thâm Quyến (Trung Quốc) đến Mỹ năm 9 tuổi, hiện đang sống ở New York. Jason không chỉ trúng tuyển vào hơn 10 trường đại học danh tiếng (sau đó đã quyết định chọn Đại học Yale), mà vừa qua còn được thành phố New York khen thưởng vì có thành tích học tập xuất sắc.

Sinh viên người gốc Hoa Jason Lu từ nhỏ đã thích các trò chơi liên quan đến hoạch định chiến lược. Jason nói: “Em thích làm về chiến lược, nhưng sau khi lớn lên cảm thấy chỉ chơi trò chơi thì không có ích gì, vì nó không phải thế giới thật, vì thế em quan sát cuộc sống xung quanh để tìm cơ hội nào đưa nó vào cuộc sống”.

Jason kể: “Hàng ngày ông nội em phải uống nhiều thuốc, nhiệm vụ của em là chuẩn bị đầy đủ thuốc cho ông. Công việc này cũng tốn nhiều thời gian và công sức”.

Từ công việc này mà Jason Lu đã sáng chế ra máy phân phối thuốc tự động, chỉ cần dùng phần mềm của điện thoại cầm tay chỉ định loại thuốc và thời gian uống là máy sẽ tự động thực hiện.

Hiện nay Jason đang tham gia một chương trình viện trợ quốc tế giúp học sinh Bangladesh rút ngắn thời gian di chuyển đến trường. Jason nói: “Vào tháng Hai năm nay chúng em đã chuyển đi 10 chiếc xe đạp; hiện có 20 chiếc đang chuẩn bị được chuyển đi”.

Những chiếc xe đạp này có thể rút ngắn thời gian đến trường của học sinh từ 2 tiếng xuống còn 30 – 45 phút. Nhưng Jason nói, chương trình này cần có đầu tư nhiều về thời gian. “Quan trọng nhất là được cha mẹ ủng hộ, cha mẹ muốn em làm việc này vì nó có nhiều ý nghĩa”, Jason nói.

Tuy tốn nhiều thời gian cho công việc nhưng kết quả học của Jason vẫn đặc biệt xuất sắc, em nộp đơn vào 18 trường Đại học và nhận được thông báo nhập học của hơn 10 trường Đại học hàng đầu, trong đó có Đại học Yale. Jason cũng cảm ơn cha mẹ không gây áp lực cho mình trong những quyết định ghi danh vào học đại học.

Jason nói: “Điều khiến em cảm động nhất là cha mẹ cho em được lựa chọn tự do. Em nghĩ chỉ khi cha mẹ cho con cái lựa chọn tự do thì sở trường của con cái mới phát huy được”.

Trước đây không lâu, Jason nhận được khen thưởng của thành phố New York vì có thành tích học tập xuất sắc.

“Tâm hồn bình an” là yêu cầu của Jason trước khi làm bất cứ việc gì

Jason cho biết: “Thỉnh thoảng em ngồi thiền hoặc đọc sách ở đây. Em nghĩ khi làm việc không nên quyết định nóng vội, hãy tĩnh tâm để nhìn vấn đề cho thấu đáo”.

Một phương pháp em hay thực hiện là tĩnh tâm điều khí, phương pháp này bắt nguồn từ Pháp Luân Đại Pháp mà Jason tu luyện. Jason nói: “Em thấy nguyên tắc Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp hỗ trợ rất nhiều trong làm kinh doanh. Vì thái độ ôn hòa và biết nghĩ cho người khác sẽ giúp chúng ta gần gũi với mọi người”.

Nhưng khi ở Trung Quốc thì Jason không dám luyện Pháp Luân Công. Bà Helen Zou, mẹ của Jason nói: “Năm 1999 chính quyền Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, khi đó Jason học tiểu học, cháu sợ nên không dám luyện”.

Sau khi đến Mỹ, Jason bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công cùng cha mẹ. Hàng ngày Jason đều đọc “Chuyển Pháp Luân”, khi có thời gian thì luyện công.

Bà Helen Zou nói: “Sau khi đến Mỹ và có được môi trường tự do tín ngưỡng, các chú các dì xung quanh đều luyện Pháp Luân Công, thế là Jason tham gia vào Pháp Luân Công một cách tự nhiên”.

Jason nói: “Em luôn nghĩ cách giúp đỡ mọi người, trở thành người có ích cho mọi người. Đây cũng là tiêu chuẩn trong nguyên tắc Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp”.

Pháp Luân Công hay còn gọi Pháp Luân Đại Pháp là một môn khí công tu Phật do ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng vào năm 1992 ở Trường Xuân Trung Quốc. Pháp Luân Công bao gồm 2 phần: tu tâm tính theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và luyện 5 bài khí công nhẹ nhàng, trong đó có một bài ngồi thiền. Tháng 7/1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới thời của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã phát động đàn áp Pháp Luân Công vì có số lượng người theo tập quá đông. Tuy vậy ngày nay, Pháp Luân Công đã được phổ truyền đến hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 100 triệu người đang tu luyện.

 

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Osla biên dịch

Xem thêm: