Trên đường về nhà tôi trông thấy một người già đi chiếc xe đạp, phía sau xe thồ cái túi vỏ lon. Tôi chợt nhớ ngày mai là ngày đổ rác trong tuần theo quy định, cụ già hiển nhiên là ra tay trước công ty thu gom rác.

Cụ thu nhặt những vỏ lon bị những nhà hàng quán bar bỏ đi. Chắc chắn đêm nay là cơ hội kiếm tiền của ông trong suốt tuần lễ. Số tiền này ông sẽ đi mua mấy thùng mì ăn liền, hai miếng đậu hũ, thêm một bình rượu, nằm trong căn phòng nhỏ bằng nhựa xung ở dưới chân cây cầu lớn thưởng thức món ăn ngon. Ông cụ này là một người già sống lang thang.

Một thống kê cho thấy ở Tokyo có hơn 2000 người sống lang thang giống như ông. Mùa hè năm ngoái, tôi được chứng kiến cảnh một gia đình lang thang sống dưới cái trụ cầu ở Edogawa. Trụ cầu có thể che mưa, nước sông Edogawa có thể tắm giặt, vì khu vực thuộc đất công nên trở thành nơi trú tạm cho những người lang thang.

Những ngôi nhà của họ thường dùng miếng nhựa dày màu xanh da trời dựng lên, trong có miếng nệm nhỏ được nhặt ở đâu đó, nếu tốt thì có thêm đồ điện, ví dụ như cái tivi nhỏ và nồi cơm điện… Không biết từ đâu lại có được một máy phát điện cỡ nhỏ, trở thành trạm phát điện các hộ gia đình vô gia cư.

Thông thường công việc của họ là lượm lặt những tập san bỏ đi ở trong các thùng rác ở trạm tàu hoặc trên các chuyến tàu. Thế rồi chúng được mang đến những bến xe, thậm chí những nơi đầu phố sầm uất, bày thành cái quầy và được định giá tiền rẻ hơn khoảng một nửa. Tất nhiên, quản lý đô thị Tokyo không để ý đến chuyện này.

Những người sống lang thang này đa số là người già, cũng có người tuổi trung niên. Trước đó có thể họ là cán bộ lãnh đạo trong những công ty, hoặc là ông chủ nhỏ hộ cá thể, vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà cuối cùng họ chọn cuộc sống lang thang này, họ không muốn tiếp tục công việc như trước nữa vì cảm thấy cuộc sống không có đồng hồ báo thức này mới là hạnh phúc.

Chính phủ Nhật Bản có chính sách “cuộc sống bảo hộ” với những người nghèo khó. Chỉ cần bạn khó khăn trong cuộc sống là bạn có thể đến chính quyền địa phương xin hưởng chế độ “cuộc sống bảo hộ”. Những người hưởng “cuộc sống bảo hộ” như ở Tokyo hàng tháng được nhận 120.000 yên Nhật (khoảng hơn 22 triệu đồng), đủ chi cho ăn ở, sinh hoạt.

Nhưng có rất nhiều người lang thang từ chối nhận, vì họ cảm thấy: Sống bằng sức lao động của mình là sự tôn nghiêm của bổn phận làm người. Ở Tokyo, thậm chí khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều không có những người xin ăn dọc đường, đừng nói đến chuyện những đứa trẻ bị đánh gẫy tay chân bắt đi xin ăn. Nhật Bản không có ăn xin, đây là sự thực ở đảo quốc đáng yêu này.

Tôi hỏi một giáo sư xã hội học ở Đại học Keio: “Nhật Bản tại sao không có ăn xin?”. Ông trả lời thẳng thắn: 

Thứ nhất, vấn đề thể diện với người Nhật cực cao, họ thà chết đói chứ không đi xin bố thí. Thứ hai, người Nhật đặc biệt khinh rẻ những kẻ không làm mà được hưởng. Thứ ba, trong truyền thống văn hóa võ sĩ đạo Nhật Bản có quan niệm “thà nghèo chứ không thể ngắn chí”.

Theo NTDTV

Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm: