Bạn có biết rằng chai nhựa đựng đồ uống được làm từ các chất liệu nhựa khác nhau không? Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên, song chất liệu nhựa của chai có ý nghĩa rất lớn, vì các loại chai lọ đều đưa vào cơ thể bạn các hóa chất khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về các loại chất liệu nhựa thường được dùng để làm chai hộp đựng nước và thức ăn và cách phân biệt chúng qua bài viết dưới đây.
Khi mua một chai đồ uống, thông thường bạn không để ý cái chai được làm từ nhựa gì. Tuy nhiên, từ thời điểm này trở đi, bạn cần lưu ý rằng chất liệu tạo nên chai có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.
Nếu chú ý một chút, bạn sẽ thấy trên nhãn mác gắn trên thân của chai luôn có một ký hiệu về tái sử dụng và một chuỗi các ký tự và chữ số. Những thông tin này đều mang một ý nghĩa hữu ích mà chúng ta cần giải mã.
Loại nhựa đầu tiên – nhựa PET hoặc PETE là loại nhựa thường được sử dụng nhiều nhất trong chứa đựng thực phẩm. Nhựa PET có ý nghĩa là chỉ nên sử dụng một lần và không nên tái sử dụng.
Vì sao lại như vậy, đó chính là do sự thẩm thấu. Thẩm thấu chính là sự chuyển hóa của hóa chất từ dạng rắn sang dạng lỏng. Và một sự thật là các phân tử nhựa từ vỏ chai hoàn toàn có thể hòa tan vào với nước uống.
Vậy chất gì hòa tan vào nước uống của bạn?
Các nghiên cứu cho thấy vỏ chai nhựa PET làm hòa tan hai loại kim loại nặng có tên là phthalates và antimony. Một nghiên cứu chỉ ra rằng các chất này gây nên rối loạn chức năng nội tiết. Sự ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng là vô cùng lớn.
Vậy nên, từ nay bạn nên cảnh giác với các loại vỏ chai hộp làm từ nhựa PET, và hãy dùng chúng chỉ một lần, không nên giữ chúng lại để chứa đồ uống.
Một loại chất liệu thường được dùng làm vỏ chai khác có tên HDPE.
Nhiều người cho rằng chai nhựa được làm từ chất liệu HDPE tốt và an toàn hơn vì một lượng ít hóa chất có khả năng thẩm thấu vào nước uống hơn.
Do vậy, bạn nên dùng các loại chai nhựa có mã hiệu HDPE này để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Một loại nhựa nữa cũng được sử dụng để sản xuất chai nước uống là nhựa PVC, có ký hiệu là số 3. Nhựa này có đặc tính mềm dẻo hơn hai loại nhựa nêu trên.
Nhựa PVC được dùng để làm tấm gói thực phẩm, chai đựng dầu ăn hoặc đồ chơi trẻ em. Tuy nhiên, loại nhựa này có khả năng gây thấm hóa chất vào cơ thể, nên các chuyên gia khuyên nên tránh xa nhựa PVC nếu có thể.
Ngoài ra, một loại nhựa khác – nhựa LDPE cũng được dùng trong các loại túi đựng thực phẩm, nhựa gói và túi đựng rác. Các sản phẩm làm từ loại nhựa này không làm thấm hóa chất vào thực phẩm, vậy nên bạn có thể tái sử dụng chúng.
Loại nhựa thường gặp cuối cùng là PP, thường thấy trong hộp đựng kem, sữa chua, ống hút và bỉm trẻ em. Loại nhựa PP rất an toàn, nên bạn có thể tái sử dụng chúng nhiều lần.
Với các thông tin cơ bản này, bạn sẽ có thể đưa ra sự lựa chọn sáng suốt nhất cho mình và cho người thân mỗi khi phải mua đồ uống đựng trong các chất liệu nhựa khác nhau. Hãy đừng chỉ quan tâm tới giá thành của sản phẩm, mà hãy cân nhắc đến độ an toàn của chúng cho sức khỏe của bạn nữa!
Theo Diply
Tuấn Khanh
Xem thêm: