Đại Kỷ Nguyên

Giải pháp tuyệt vời nhất giúp những người già neo đơn, mất trí nhớ tìm lại ký ức của mình

Thời gian khiến bất kì ai cũng sẽ phải đối mặt với tuổi già và chứng bệnh đãng trí quen thuộc. Giới khoa học vẫn cố gắng tìm ra những biện pháp để khắc phục căn bệnh này, và công ty dưới đây đã đưa ra một giải pháp vô cùng sáng tạo.

Đãng trí là một chứng bệnh tâm thần mãn tính hay gặp ở người lớn tuổi do não bộ có bệnh hoặc tổn thương gây nên. Biểu hiện của chứng bệnh này là rối loạn trí nhớ, thay đổi nhân cách và thậm chí suy giảm khả năng lý luận trong một số trường hợp nghiêm trọng.

Chứng bệnh đãng trí này tưởng đơn giản nhưng lại gây ra rối loạn trí nhớ, gây cản trở việc sinh hoạt hằng ngày. Những bệnh nhân cao tuổi mắc chứng đãng trí thường được đưa đến các trại dưỡng lão để chăm sóc. Vì các căn phòng tại đây được thiết kế khá giống nhau và xa lạ với họ nên họ gặp khó khăn trong việc trở về phòng ngủ của chính mình.

Để giúp đỡ những người già đối phó với căn bệnh này, công ty True Doors đã tiên phong sáng tạo ra những tấm dán cửa ra vào trong bệnh viện với hình ảnh chính là chiếc cửa trong ngôi nhà của người bệnh, đồng thời giúp căn phòng của họ trở nên thân thuộc hơn để họ cảm thấy như đây thực sự là ngôi nhà mà mình vẫn ở cùng con cháu trước kia.

Những chiếc cửa đặc biệt này đã cải thiện cuộc sống của những người lớn tuổi rất nhiều. Chúng được thiết kế riêng cho từng người, giúp kích thích trí nhớ và khả năng định hướng không gian của họ. Đây thực sự là một ý tưởng tuyệt vời và tâm lý để áp dụng tại những viện dưỡng lão và nơi chăm sóc bệnh nhân.

Dưới đây là 1 vài hình ảnh của những chiếc cửa đầy tính nhân đạo này.

Ý tưởng của công ty True Doors tuy đơn giản nhưng thể hiện sự quan tâm và đồng cảm với khó khăn của người khác. Giờ đây, rất nhiều người già có cuộc sống sinh hoạt dễ dàng hơn nhờ sản phẩm sáng tạo này. Và hơn hết, họ cảm thấy được yêu thương và thấu hiểu trước những khiếm khuyết và bệnh tật của bản thân, xoa dịu đi sự cô đơn và tự ti của tuổi già trong họ…

Hoàng Lâm biên dịch

Xem thêm:

 

Exit mobile version