Đại Kỷ Nguyên

10 kiểu bao bọc con thái quá các phụ huynh nên tránh

Bao bọc thái quá khiến trẻ "mong manh, dễ vỡ" (ảnh: Hpstic).

Tất cả phụ huynh đều mong con có điều kiện tốt nhất để phát triển. Nhưng đôi khi sự quan tâm, bao bọc không đúng cách sẽ gây lo lắng, có thể dẫn đến rối loạn tâm lý và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.

Nhiều phụ huynh chăm sóc con cẩn thận thái quá mà không biết rằng cách làm không đúng của họ có thể khiến trẻ tổn thương, thậm chí mắc các chứng bệnh tâm lý. Sau đây là các kiểu bao bọc con thái quá phổ biến của phụ huynh.

1. “Khi con về đến nhà, tôi thở phào nhẹ nhõm”

Phụ huynh mỉm cười và trông rất vui vẻ chào đón con trở về nhà, nhưng thực tế họ đang muốn giấu đi sự lo lắng mỗi khi con ở ngoài tầm mắt. Họ cũng thường giúp con làm mọi việc đơn giản trong cuộc sống như như giặt quần áo, dọn phòng, chọn ngày phỏng vấn xin việc… Do đó, trẻ em không có khả năng tự đưa ra quyết định hoặc sẽ thường xuyên tranh cãi kịch liệt với bố mẹ vì muốn sống tự lập.

2. “Tôi kiểm tra mọi thứ mà bạn bè của con gợi ý đọc, xem hoặc nghe”

Kiểu phụ huynh này như điệp viên, âm thầm nắm mọi động thái của con. Họ nghe lén điện thoại, kiểm tra hoạt động của con trên mạng xã hội, đọc tin nhắn riêng tư và luôn lấy lý do làm vậy để bảo vệ chúng.

Ảnh minh họa: Zing

Bố mẹ và trẻ chỉ có thể cùng vui vẻ nếu tin tưởng lẫn nhau. Dạy con cách ứng xử thích hợp trên mạng xã hội sẽ tốt hơn việc kiểm soát tài khoản online của chúng.

3. “Phụ huynh nên bảo vệ con khỏi mọi rủi ro”

Với suy nghĩ này, thời gian biểu của con bạn luôn phải đảm bảo nghiêm ngặt và nếu có thứ gì đó hơi lệch so với bình thường, phụ huynh tỏ ra rất căng thẳng. Họ cô lập con cùng lớp và những người khác. Cách nuôi dạy con cực đoan này có thể dẫn đến các chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng và đặc biệt gây mệt mỏi cho cả con cái lẫn cha mẹ.

4. “Nếu con muốn chơi các trò mạo hiểm cùng bạn bè ở lớp, tôi sẽ cấm tiệt”

Bạn nghĩ ra viễn cảnh xấu cho mọi việc, thậm chí cấm con chơi xích đu vì sợ gặp nguy hiểm. Bản chất của lối dạy con này là bạn muốn lường trước mọi chuyện trong cuộc sống của trẻ, nhưng thực tế không ai làm được điều đó. Ngoài ra, thế giới cũng không tồi tệ như bạn nghĩ, do đó không cần thiết lo lắng quá nhiều.

5. “Nếu con muốn kiếm tiền tiêu vặt vào kỳ nghỉ, tôi sẽ tìm việc cho nó”

Để bảo vệ con khỏi những bất công khi đi làm, bạn quyết định tìm một công việc an toàn cho con mà không cân nhắc kỹ về sở thích của nó. Sự bao bọc thái quá này khiến trẻ đánh mất khả năng tự quyết, lựa chọn, đánh giá rủi ro cùng các kỹ năng sống của người trưởng thành khác.

6. “Khi con thấy buồn, tôi nghĩ đó là lỗi của tôi”

Từ khi có con, bạn hoàn toàn bỏ qua cuộc sống riêng. Bạn thường xuyên căng thẳng và phiền muộn. Mỗi khi mua thứ gì đó cho bản thân, bạn cảm thấy rất tội lỗi.

Ảnh minh họa: Zing

Khi con lớn lên, bạn cố gắng ngăn con khỏi những suy nghĩ buồn chán và luôn tỏ ra rất cảm thông mỗi khi con gặp chuyện không vừa ý. Tuy nhiên, trong hành trình trưởng thành, trẻ cần trải nghiệm đầy đủ các tâm trạng, từ đó học cách đối phó với cảm xúc tiêu cực. Một đứa trẻ khó phát triển toàn diện nếu không trải qua đủ cung bậc cảm xúc

7. “Mỗi khi con đi đâu với bạn bè, tôi lên sẵn lịch trình cho chúng”

Bạn bè là một phần quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Chúng có thể cùng đi dạo hay đi mua sắm trong thời gian rảnh rỗi. Một số phụ huynh thường vạch sẵn địa điểm và hoạt động mà trẻ sẽ làm cùng nhau. Họ có đủ số điện thoại và địa chỉ nhà bạn bè của trẻ, thậm chí họ hàng của chúng. Kiểm soát thái quá dẫn đến việc trẻ luôn phục tùng bố mẹ, không tự lập và dễ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.

 8. “Mỗi khi con rảnh, tôi rất lo lắng và cố tìm việc gì đó để giao cho nó”

Bạn là kiểu phụ huynh luôn cố gắng khiến con bận rộn để giữ nó bên cạnh mình. Bạn không tin rằng con có thể quyết định điều gì mà không cần ý kiến của bạn, và chỉ có bố mẹ biết điều gì là tốt nhất đối với con. Những đứa trẻ này phải học hoặc tham gia quá nhiều hoạt động, không có thời gian để phát triển sở thích cá nhân. Chúng sẽ lớn lên mà không biết phải làm gì với cuộc đời mình.

9. “Nếu trẻ không thể tự làm việc gì đó, tôi sẽ luôn giúp đỡ”

Bạn nghĩ nếu đứa trẻ khác có thể làm một việc gì đó, con bạn cũng phải làm được. Bạn không hề nghĩ đến chuyện mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt với khả năng và sở thích khác nhau. Nếu trẻ thất bại, bạn sẽ chỉ trích chúng hoặc tự trách bản thân.

Trái ngược với mong muốn của bạn, phương pháp dạy con này có thể khiến thành tích học tập của trẻ giảm sút. Chỉ khi bạn ý thức được rằng mỗi người có một thế mạnh riêng và không nhất thiết phải giỏi ở tất cả lĩnh vực, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

10. “Nếu quần áo con bị bẩn trước khi khách tới thăm nhà, tôi sẽ thay cho nó bộ khác”

Cách hành xử này không nói lên điều gì về sự gọn gàng, ngăn nắp, mà chỉ nhằm giúp bạn gây ấn tượng với hình ảnh bà mẹ hoàn hảo. Bạn đang tập trung vào cách đánh giá của người ngoài và sẽ không hài lòng về bản thân nếu không nhận được lời khen.

Nếu có dấu hiệu kể trên, bạn cần dành thời gian cân nhắc về phương pháp nuôi dạy con. Đừng bao bọc trẻ thái quá, thay vào đó hãy đứng sau ủng hộ, khuyến khích con khám phá thế giới đầy màu sắc.

Hồng Văn

Theo Brightside

Video xem thêm: Nghệ sĩ múa Lê Vi: Tôi may mắn khi tìm thấy ánh sáng chân lý của cuộc đời

Exit mobile version