Giao tiếp là yếu tố quan trọng để hình thành mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Dù bạn có con mới tập đi hay đang nuôi con ở tuổi vị thành niên thì giao tiếp tốt giữa cha mẹ và con cái sẽ là chìa khóa để hình thành lòng tự trọng và sự tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, đôi khi chúng ta cũng gặp phải những chướng ngại nhất định.

Vậy chướng ngại đó là gì? Tác động của nó như thế nào đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái? Dưới đây là chia sẻ của Tiến sỹ Thomas Gordon – chuyên gia tâm lý học người Mỹ về vấn đề này.

Tiếp theo Phần 1.

7. Khen ngợi quá mức

Đa phần mọi người đều tin rằng sự khen ngợi luôn có lợi với trẻ, nhưng ngược lại việc đó lại gây ra những hậu quả tiêu cực. Một đánh giá tích cực không phù hợp với hình ảnh của bản thân đứa trẻ có thể dẫn tới sự thù địch: “Con chẳng hề xinh đẹp, con là đứa trẻ xấu xí”, “Con đã không chơi tốt, con chơi quá tệ”.

Những đứa trẻ thường suy ra rằng nếu cha mẹ chúng đánh giá tích cực về chúng tức là cũng có lúc họ đánh giá tiêu cực về chúng. Thêm vào đó, việc xuất hiện sự khen ngợi quá thường xuyên trong một gia đình sẽ thường bị đứa trẻ xem là sự phê bình “Mẹ đã không nói gì tốt về mái tóc của con, vậy tức là mẹ không hề thích nó”.

Đứa trẻ thường cảm thấy sự khen ngợi giống như một cách thức thay thế nhanh chóng để cha mẹ bắt nó làm theo những gì họ muốn “Bố chỉ nói vậy để con học chăm chỉ hơn thôi”.

Đôi khi những đứa trẻ sẽ rút ra những kết luận rằng cha mẹ chúng không hề hiểu chúng khi họ đưa ra sự khen ngợi “Mẹ sẽ không nói thế nếu mẹ biết con thực sự đã cảm thấy thế nào về bản thân con”.

Những đứa trẻ thường cảm thấy xấu hổ và không thoải mái khi nhận được lời khen ngợi, đặc biệt khi ở trước mặt bạn bè nó “Ôi, bố ơi, điều đó không hề đúng chút nào!”

Những đứa trẻ được khen ngợi quá nhiều sẽ thường lớn lên phụ thuộc vào sự khen ngợi “Mẹ chẳng nói gì về việc con đã dọn phòng cả”, “Mẹ ơi, con trông thế nào?”…

Lời khen ngợi nhẹ nhàng có thể kích thích sự tự giác nhưng nếu quá hoặc hời hợt thì lại phản tác dụng. (Ảnh: Kinked)

8. Chửi mắng, chế nhạo, làm nhục

Những thông điệp này có thể gây ảnh hưởng rất xấu tới hình ảnh về bản thân đứa trẻ. Chúng có thể khiến đứa trẻ cảm thấy bản thân mình vô giá trị, tệ hại, không được yêu thương. Và hầu hết những đứa trẻ sẽ phản bội lại những thông điệp đó như “Mẹ lúc nào cũng cằn nhằn, chì chiết”, “Mẹ thử nhìn xem ai mới là kẻ lười biếng”.

Khi một đứa trẻ nhận được một thông điệp như vậy từ cha mẹ – những người đang cố tác động đến nó thì nó thường sẽ không thay đổi bằng cách xem lại mình. Mà ngược lại, nó thường sẽ tập trung vào thông điệp không công bằng đó của cha mẹ và tự bào chữa cho chính mình: “Con không giống một kẻ thua cuộc. Điều đó thật ngớ ngẩn và không công bằng”.

9. Giải thích, phân tích, chẩn đoán

Những thông điệp này sẽ cho đứa trẻ biết rằng cha mẹ chúng đã “hiểu được” chúng. Cha mẹ đã biết được động cơ của trẻ là gì và lý do tại sao đứa trẻ lại hành xử theo cách như vậy. Những chẩn đoán đó của cha mẹ có thể khiến đứa trẻ bị áp lực và suy sụp.

Nếu sự phân tích và giải thích của cha mẹ tình cờ chính xác, đứa trẻ có thể cảm thấy xấu hổ khi bị phơi bày “Con đang làm vậy chỉ nhằm gây sự chú ý”.

Khi sự phân tích và giải thích của cha mẹ sai, như đa phần các trường hợp đều vậy thì đứa trẻ sẽ trở nên tức giận khi bị buộc tội không đúng “Con không hề ghen tị – điều đó thật nực cười”.

Những đứa trẻ thường sẽ nhận ra thái độ bề trên của cha mẹ chúng “Mẹ cho là mẹ biết rất nhiều”. Các bậc cha mẹ thường áp dụng việc phân tích khi giao tiếp với con cái bởi vì họ cảm thấy mình giỏi giang hơn, thông minh hơn.

Những thông điệp với “Mẹ biết tại sao”, “Bố có thể nhìn thấu con” thường sẽ ngăn cản đứa trẻ giao tiếp thêm với cha mẹ vào thời điểm đó và điều đó dạy cho đứa trẻ biết cách hạn chế chia sẻ những vấn đề của nó với cha mẹ.

Cùng phân tích và đưa ra các dẫn chứng cha mẹ sẽ đóng vai trò như một người bạn của trẻ. (Ảnh: Pinterest)

10. Điều tra, nghi ngờ, chất vấn

Việc trả lời những câu hỏi có thể khiến những đứa trẻ cảm thấy cha mẹ thiếu tin tưởng chúng “Con đã rửa tay như mẹ bảo chưa?”.

Những đứa trẻ có thể nhìn thấu những câu hỏi và xem đó là sự cố gắng “để chúng đi khác với số đông”, nhằm mục đích để chúng cam kết điều gì đó với cha mẹ “Con đã học bao lâu rồi? Chỉ một giờ thôi à. Vậy thì con xứng đáng nhận điểm C trong kì thi đó”.

Những đứa trẻ thường cảm thấy bị đe dọa bởi những câu hỏi. Đặc biệt khi chúng không hiểu tại sao cha mẹ lại đặt những câu hỏi như vậy. Khi đó trẻ thường nói “Tại sao mẹ lại hỏi con chuyện đó?” hay “Mẹ đang có ý đồ gì vậy?”.

Nếu cha mẹ đặt câu hỏi cho trẻ khi trẻ đang chia sẻ một vấn đề với cha mẹ thì trẻ sẽ nghi ngờ rằng cha mẹ đang thu thập thông tin để giải quyết vấn đề đó cho trẻ, thay vì để trẻ tự giải quyết vấn đề của mình “Con đã cảm thấy như vậy từ khi nào?. Những đứa trẻ thường không muốn cha mẹ chúng đưa ra câu trả lời cho những vấn đề của chúng: “Nếu cháu nói với bố mẹ cháu, họ sẽ nói với cháu những gì cháu nên làm”.

Khi bạn đặt câu hỏi về người nào đó đang chia sẻ vấn đề với bạn, mỗi câu hỏi sẽ hạn chế sự tự do của người đó khi nói về bất kì điều gì mà họ muốn. Tức là câu hỏi sẽ hạn chế thông điệp tiếp theo của người đó. Nếu bạn hỏi “Con đã bắt đầu nhận ra điều đó từ khi nào?” tức là bạn muốn người đó chỉ nói chuyện về sự bắt đầu của cảm xúc và không gì khác nữa. Vậy nên chất vấn hoàn toàn không phải một phương pháp tốt để thúc đẩy sự giao tiếp từ phía người khác.

Những câu hỏi mang tính nghi ngờ các cô giáo, cha mẹ cũng nhiều khi vô tình không để ý tới mà phạm phải khiến trẻ mất tự tin vào bản thân. (Ảnh: TinTM.com)

11. Rút lui, làm xao nhãng, gây cười

Những thông điệp này có thể khiến trẻ cảm thấy rằng cha mẹ không hề quan tâm tới trẻ, không tôn trọng những cảm xúc của trẻ và rõ ràng cha mẹ đang từ chối giao tiếp với trẻ.

Những đứa trẻ thường rất nghiêm túc và chăm chú khi chúng cần nói chuyện về điều gì đó. Khi bạn phản hồi bằng cách trêu đùa, bạn có thể khiến chúng cảm thấy tổn thương và bị từ chối.

Việc trêu chọc và đùa cợt cảm xúc của trẻ có thể thành công, nhưng những cảm xúc của con người không vì thế mà biến mất. Sau này những cảm xúc đó sẽ xuất hiện trở lại. Những vấn đề bị trì hoãn hiếm khi được xem là những vấn đề đã được giải quyết.

Trẻ cũng giống như người lớn thường muốn được lắng nghe và thấu hiểu bằng sự tôn trọng. Nếu bị cha mẹ đặt sang một bên thì trẻ sẽ nhanh chóng học được rằng nên đặt những cảm xúc quan trọng và những vấn đề của bản thân mình ở một nơi khác chứ không phải ở cha mẹ.

Hồng Ân