Đại Kỷ Nguyên

Ai kiềm chế được ham muốn, người đó có thể làm chủ cuộc sống

Trong cuộc sống, những ham muốn, cám dỗ tựa như một liều thuốc độc có khiến con người ta chìm đắm, lạc lối trong vô thức. Dạy con biết cách kiềm chế ham muốn là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc đời, và các bậc phụ huynh phải chú ý rèn luyện cho con ngay từ nhỏ.

Phương thức tốt nhất để kiềm chế ham muốn chính là rời xa ham muốn

Có lẽ, hầu hết những đứa trẻ trên thế giới này đều thích game online. Một khi đã mê thì sẽ dễ thành ‘nghiện’ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như việc học hành. Do đó, việc con cái mê điện tử là một trong những vấn đề mà các bậc phụ huynh lo lắng nhất. Làm sao để đánh bại được con quỷ mang tên ‘cám dỗ’ trong tâm trí mỗi đứa trẻ luôn là nỗi bận tâm của mỗi bậc cha mẹ. Có một câu chuyện nhỏ như sau:

Ở một đất nước nọ, nữ hoàng cần một tuyển một lái xe. Số người ứng tuyển rất đông, phải thi qua nhiều vòng, cuối cùng chọn ra được ba người.

Nữ hoàng đích thân sát hạch ba người này, bà đưa ra một câu hỏi: ‘Có một túi vàng lớn đặt bên bờ vực. Khi cậu lái xe qua đó, cậu có thể đảm bảo phanh xe lại cách túi vàng bao xa để lấy được nó?’

Người lái xe thứ nhất nói: ‘Trong vòng một mét’. Người lái xe thứ hai nói: ‘Chắc chắn tôi có thể gần hơn, trong vòng 0,5 mét’. Đến lượt người thứ ba, anh ta lắc đầu một cách kiên định, nói: ‘Tôi không thể đến gần bên bờ vực, cũng không cần túi vàng đó!’

Kết quả người lái xe thứ ba được chọn.

Con người phải rèn luyện ý chí, nhưng muốn rèn luyện được ý chí thì phải mất một thời gian khá dài, đòi hỏi chúng ta phải trải qua rất nhiều gian nan, thử thách trong cuộc sống. Thanh thiếu niên đang ở trong giai đoạn trưởng thành, ý chí chưa được tôi luyện vững vàng nên dễ sa đà vào cám dỗ cũng là điều dễ hiểu.

Vậy ở độ tuổi này, chúng ta đừng nên kỳ vọng rằng con sẽ có được một ý chí vững vàng, miễn nhiễm với tất cả cám dỗ mà hãy để con biết rằng không bao giờ được vượt qua giới hạn đó. Bởi tránh xa cám dỗ cũng chính là từ chối cám dỗ.

Thanh thiếu niên đang ở trong giai đoạn trưởng thành, ý chí chưa được tôi luyện vững vàng nên dễ sa đà vào cám dỗ. (Ảnh: flickr.com)

Kỷ luật bó buộc bạn nhưng cũng bảo vệ bạn

Trong ‘Tây du ký’ phiên bản mới có một đoạn như sau:

Đường Tăng nói với Bát Giới: ‘Tên con là Bát Giới nhưng trên thực tế cái gì con cũng không tuân theo. Như vậy sao được? Con phải hiểu rằng, kỷ luật thực ra không phải để bó buộc con mà chính là để bảo vệ con!’

Đúng vậy, đối với bất kỳ đứa trẻ nào thì đều phải có phép tắc, có kỷ luật thì mới ước thúc được đạo đức và hành vi tránh làm việc xấu. Ví như khi đối diện với thi cử, con tuyệt đối không được gian lận, phải giành điểm cao bằng chính thực lực của mình.

Phải biết đủ, đừng tham lam

Vào một ngày nghỉ, tôi đi siêu thị và vô tình nghe được mẩu chuyện của hai mẹ con. Người mẹ nói: Bây giờ con đã là sinh viên đại học rồi nên cũng cần chú ý đến ăn mặc, mẹ định mua tặng con cái đồng hồ và vài cái áo nhân dịp năm mới. Cậu con trai cảm ơn mẹ rồi nói: Con không cần đồng hồ đâu mẹ ạ, mẹ mua cho con chiếc áo này thôi vì con thích nó. Người mẹ đồng ý và quay sang nói với cậu con trai: Áo này đẹp nhưng mà rẻ thế! Hay ngoài áo nỉ ra mẹ mua tặng con cả đồng hồ nữa nhé!

Nhưng cậu con trai kiên quyết từ chối và nói: Con chỉ cần chiếc áo này thôi. Tuy nó không đắt nhưng là món quà mẹ tặng, con thấy thế là đủ rồi.

Nghe những lời nói ấy của con trai, người mẹ ấy vừa cảm động vừa vui mừng, có lẽ chị ấy cảm thấy rất yên tâm về sự ‘biết đủ’ của cậu con trai.

Giúp con rèn luyện tính biết đủ, không ham muốn những thứ không cần thiết. (Ảnh: pixabay.com)

Dùng phương pháp ‘trì hoãn sự thỏa mãn’ để bồi dưỡng trí thông minh cảm xúc

‘Trì hoãn sự thỏa mãn’ tức là đáp ứng một cách chậm rãi những yêu cầu không quá cần thiết và cấp bách của con. Bởi vì, xung quanh chúng ta có rất nhiều cám dỗ, ví như game online, điện thoại, tivi hay thậm chí là yêu sớm. Tất cả những thứ đó đều có thể làm phân tán khả năng tập trung của con em chúng ta.

Cách đây vài hôm, có đứa cháu họ đến nhà tôi chơi. Biết được cậu vừa đỗ thủ khoa một trường đại học danh tiếng, tôi vui vẻ chúc mừng cậu ấy. Không ngờ cậu lại xua tay nói: Xấu hổ lắm, hồi lớp 11 cháu suýt nữa đã chuốc họa vào thân mà lạc sang đường tà đấy dì ạ. Nghe cậu ấy nói có vẻ nghiêm trọng, tôi tìm hiểu thêm mới biết hóa ra cậu ấy mê đọc tiểu thuyết trên mạng, tối nào học xong cũng phải đợi cho đến khi tác giả cập nhật chương mới, đọc xong rồi mới đi ngủ, nếu không sẽ bứt rứt không yên.

Cứ như vậy, thành tích học tập cũng tụt dốc không phanh. Cuối cùng cậu cũng nhận ra rằng, nếu cứ tiếp tục thế này thì kì thi đại học coi như ‘thua ngay từ vạch xuất phát’, nhưng cậu cũng không muốn từ bỏ một bộ tiểu thuyết đang dang dở, làm sao đây?

Cậu liền nghĩ ra một cách thuyết phục bản thân: Đợi đến khi thi đại học xong rồi đọc một mạch có khi thích hợp hơn. Nghĩ vậy cậu liền lập tức ngừng đọc bộ tiểu thuyết ấy, chuyên tâm học bài và trở thành thủ khoa như hiện tại.

Ai cưỡng lại được cám dỗ, người đó có thể làm chủ cuộc đời mình. Tôi nghĩ đứa cháu họ của tôi đã làm được việc ấy và chắc chắn cậu ấy có thể làm chủ được cuộc đời của chính mình.

Hồng Ân

Exit mobile version