Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết chỉ công bố phê duyệt các sách giáo khoa tiếng Anh mà tác giả là người Việt vì lý do bản quyền, tránh việc tranh chấp sau này.

Thông tin về việc chậm công bố sách giáo khoa tiếng Anh, chiều 13/1, ông Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học cho biết trên báo Tiền Phong, có thể khẳng định là tất cả các cuốn Tiếng Anh vừa biên soạn đã được Việt hoá bằng tác giả người Việt. Ông Tài cũng cho biết, trong quá trình thẩm định, Bộ GD&ĐT đã xin tham vấn ý kiến của rất nhiều đơn vị. Đến thời điểm này có thể cho rằng, Bộ chỉ công bố những sách có tác giả người Việt và có tham khảo các tài liệu nước ngoài. Còn người nước ngoài biên soạn sách Tiếng Anh theo Thông tư 33 Bộ GD&ĐT không đồng ý phê duyệt.

Theo tìm hiểu của Lao Động, trong số 6 bản mẫu sách giáo khoa tiếng Anh lớp 1 được đánh giá đạt trong đợt đầu tiên, chỉ một mẫu sách có tổng chủ biên, chủ biên là người Việt Nam.

Đó là cuốn sách nằm trong bộ “Cùng học để phát triển năng lực” (Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội, đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) thực hiện. Còn các bản mẫu sách giáo khoa tiếng Anh còn lại đang trong quá trình bổ sung tác giả người Việt.

Trước đó, dư luận lại nghi ngờ sách tiếng Anh trong bộ “Cùng học để phát triển năng lực” là sách của đề án ngoại ngữ quốc gia, thực hiện bằng ngân sách nhà nước trái với khẳng định trước đó của Bộ GD&ĐT rằng đã hoàn toàn xã hội hóa việc làm sách giáo khoa.

Giải đáp những băn khoăn của dư luận, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, sách giáo khoa Tiếng Anh của đề án ngoại ngữ chỉ có từ lớp 3 đến lớp 12, còn các sách lớp 1 là do đơn vị tư nhân tự biên soạn.

Video xem thêm: Tôi đã từng là 1 “Anh Đại” trong đời!”

videoinfo__video3.dkn.tv||e80fb241e__