Đại Kỷ Nguyên

Giảng viên và sinh viên Đại học Y ở Bengaluru, Ấn Độ học Pháp Luân Đại Pháp

Giảng viên và sinh viên Đại học Y ở Bengaluru, Ấn Độ học Pháp Luân Đại Pháp (ảnh: Minh Huệ Net).

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) đã giới thiệu cho giảng viên và sinh viên ở Bengaluru, Ấn Độ về vẻ đẹp của môn tu luyện và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc .

Theo Minh Huệ Net, ngày 26 tháng 12 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đã đến Trường Đại học Y Ayurvedic ở Bengaluru để giới thiệu môn tu luyện cho các giảng viên và sinh viên. Họ giải thích rằng Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện Đại Pháp thượng thừa của Phật Gia, chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Môn tu luyện lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng ở Trung Quốc vào năm 1992, và đến năm 1999 đã có gần 100 triệu người bước vào tu luyện.

Họ cũng giải thích rằng cựu lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã ra lệnh bức hại các học viên và ĐCSTQ thậm chí còn sát hại họ để lấy nội tạng. Sau khi nghe giới thiệu, các học sinh và giảng viên được các học viên hướng dẫn tập bài công pháp thứ nhất và thứ hai.

Ngày 20/1/2020, nhận lời mời tiếp theo của Trường Đại học Y Ayurveda ở Bengaluru, các học viên trở lại trường để hướng dẫn Pháp Luân Đại Pháp cho những sinh viên chưa được học. Lần này, các học viên đã hướng dẫn cả năm bài công pháp.

Cuối buổi hội thảo, các sinh viên đã hỏi thông tin liên lạc của các học viên. Một số người đã chia sẻ cảm nhận về việc họ cảm thấy tuyệt vời như thế nào trong khi luyện các bài công pháp và muốn tải về một số sách Pháp Luân Đại Pháp trên mạng để tìm hiểu thêm về môn tu luyện này.

Đây không phải là ngôi trường đầu tiên đưa vào phổ biến môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Các học sinh tại trường Guasave Montessori ở Mexico, Đại học Georgia (UGA), Đại học New York (NYU), một trường công lập ở Montevideo, Uruguay cũng đang tập luyện Pháp Luân Công. Nhiều trường học ở Nam Mỹ và trên khắp thế giới đang giới thiệu cho học sinh của mình thực hành môn tu luyện này nhằm củng cố văn hóa học đường và môi trường học tập tích cực.

Video xem thêm: 20 năm đi dạy, giờ tôi mới nhận ra môn học quan trọng nhất cuộc đời

Exit mobile version