Là cha mẹ, chúng ta đều luôn trăn trở giáo dục con cái như thế nào cho tốt nhất. Có lẽ nên nhìn lại dẫn chứng chân thực về hai gia tộc trong lịch sử.

Học giả Mỹ A.E. Winship vào năm 1900 đã làm một nghiên cứu, so sánh hai gia tộc cùng thời đại. Một gia tộc là Edwards tín ngưỡng Cơ Đốc giáo. Gia tộc kia là tông sư thuyết vô thần nổi tiếng Mark Jukes. Ông đã theo dõi sự diễn biến và phát triển của hai gia tộc này trong gần 200 năm và viết thành sách “Jukes – Edwards”.

Gia tộc Edwards: nghiên cứu 700 người trong đó có: 300 mục sư, 65 giáo sư, 13 hiệu trưởng   trường Đại học, 60 nhà văn, 3 nghị sỹ, 1 phó tổng thống, 100 luật sư, 30 quan tòa, 62 bác sỹ, 80 công chức chính phủ, 75 sỹ quan quân đội, 1 quan chức cục dự trữ liên bang.

Gia tộc Mark Jukes: nghiên cứu 1026 người, trong đó có: 300 người chết yểu, 100 người ngồi tù hình phạt 13 năm trở lên, 7 kẻ giết người, 190 kỹ nữ.

Sự chênh lệch của 2 gia tộc Edwards và Jukes. (Ảnh: SlidePlayer)

Hai hạt giống đằng sau tín ngưỡng

Thời gian vĩ đại ở chỗ nó có thể chứng kiến hết thảy sự chân thực và phù hoa. Thế giới này không có ngẫu nhiên.

Rất nhiều người cảm thấy khó lý giải, tại sao kết quả lại khác biệt lớn như thế giữa hai gia tộc. Mấu chốt quan trọng thực sự trong đó là Edwards, gia tộc Edwards có được sức mạnh của tín ngưỡng.

Đằng sau tín ngưỡng, họ đã trồng hai hạt giống quan trọng:

Hạt giống thứ nhất: Hạt giống hướng thiện và yêu thương. Do đó gia tộc họ đã sản sinh ra nhiều bác sỹ, giáo sư và hiệu trưởng đại học.

Hạt giống thứ hai: Hạt giống kính sợ. Những đứa trẻ chào đời trong gia tộc này vĩnh viễn đều ghi nhớ ‘trên đầu ba thước có Thần linh’.

(Ảnh minh họa: topsimages.com)

Không có tín ngưỡng, thiếu sự kính sợ thì sẽ như thế nào?

Tại sao gia tộc Mark Jukes lại có nhiều lưu manh, trộm cắp và kỹ nữ như thế? Chính vì trong giáo dục của gia tộc này không có tín ngưỡng, thiếu sự kính sợ.

Giáo dục không có sự kính sợ thì trong nội tâm của họ sẽ là: Ông Trời là cái gì, ta mới là lớn nhất, không có gì là ta không dám làm…

Hai gia tộc trải qua hàng trăm năm này khiến chúng ta cảm thụ được sức mạnh vĩ đại của tín ngưỡng và yêu thương. Do đó trong quan hệ đồng tiền mới có một định luật rằng: Tín ngưỡng là con đường liên kết sức mạnh.

Tín ngưỡng đạo đức của người xưa đã dưỡng dục nên những người nhân đức, bậc chí sĩ như Tư Mã Thiên, Gia Cát Lượng, Phạm Trọng Yêm, Văn Thiên Tường, v.v. Họ đã tạo ra sự nghiệp vĩ đại trong các lĩnh vực riêng của mình, để lại tiếng thơm muôn thuở.

Thuyết vô Thần đã tạo ra đủ các loại tội phạm như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, v.v. Họ đã phạm đủ các loại tội trạng. Cứ cho rằng họ có thể vì bao che cá nhân mà bẻ cong pháp luật, bao che cho nhau, thì hình phạt của địa ngục cũng không tha cho bất kỳ người ác nào.

Theo Đường Kiết, soundofhope
Kiến Thiện biên dịch

videoinfo__video2.dkn.tv||31af39fcd__

Xem thêm: