Con cái đến tuổi dậy thì, mối quan hệ với người thân sẽ bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới. Khi này, chúng ta nên đối xử thế nào với con trẻ?
Đừng dùng thái độ cứng rắng với con trẻ đang trong độ tuổi dậy thì
Cho dù trẻ con có phản nghịch như thế nào thì cha mẹ cũng có cách “thu thập” chúng. Không cần biết là biện pháp cứng hay mềm, tóm lại trẻ con rất dễ dàng dừng lại sự phản nghịch của bản thân, thậm chí có thể hoàn toàn thay đổi. Tuy nhiên, khi con trẻ bước vào độ tuổi dậy thì thì mọi chuyện hầu như đều thay đổi. Độ tuổi dậy thì của nữ giới bắt đầu từ khoảng năm 10 tuổi, còn độ tuổi dậy thì của nam giới lại bắt đầu từ khoảng 12 tuổi. Vào lúc này, mối quan hệ với người thân sẽ bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới. Chúng ta nên đối xử thế nào với con trẻ?
Thực ra vào thời kỳ dậy thì của con trẻ, những cặp bố mẹ biết cách buông tay, để cho con cái tự trưởng thành thì càng dễ dàng gần gũi với chúng hơn. Ngược là những cặp bố mẹ quá cứng nhắc, khống chế gắt gao, chỉ biết đứng yên một chỗ sẽ càng dễ dàng phát sinh xung đột nghiêm trọng với con trẻ. Phần lớn trường hợp tự sát, bỏ nhà ra đi đều nằm trong độ tuổi này. Khi một đứa trẻ đang trong giai đoạn dậy thì thì phương pháp giáo dục trước đây, đặc biệt là ép buộc, thô lỗ hoàn toàn không có tác dụng mà chỉ tạo ra khoảng cách giữa con cái và cha mẹ.
Làm bậc cha mẹ chúng ta nên tự hỏi rằng, tại sao con trẻ không muốn về nhà? Chắc chắn chúng có lý do của riêng mình. Hoặc cũng là nói cha mẹ không hiểu đặc điểm tâm lý lúc này của con trẻ. Nhà là một bến đỗ ấm áp của con cái, cha mẹ là những người thân thiết nhất, đáng tin cậy nhất của chúng. Vậy tại sao chúng lại không muốn về nhà, thà kéo dài thời gian la cà bên ngoài cũng không muốn gặp mặt cha mẹ? Chúng nhất định có nguyên nhân của mình.
Trước tiên, chúng ta đừng nên nghĩ rằng con trẻ không biết nghe lời, mà nên tĩnh tâm tìm hiểu nguyên nhân. Nguyên nhân có khi chính là do phương thức giáo dục của bậc cha mẹ tồn tại vấn đề.
Trong giai đoạn dậy thì, ý thức tự chủ và lòng tự trọng của trẻ em nâng cao. Chúng hy vọng bản thân được tôn trọng, được thấu hiểu, được thừa nhận và được khẳng định. Chúng cũng cần tự chủ, cần bình đẳng, hy vọng có một môi trường gia đình đủ khoan dung cho chúng trưởng thành. Nếu như gia đình không thể mang đến ấm áp, vui vẻ, cha mẹ lại quá mức nghiêm khắc, sẽ kích thích sự phản nghịch của con trẻ. Khi đó, ép buộc con trẻ đi theo hướng mình muốn, kết quả cuối cùng đạt được chỉ sợ sẽ trái với mong muốn.
Cha mẹ nên làm cách nào để giúp con cái vượt qua thời kỳ phản nghịch của chúng?
1. Thay đổi từ cuộc sống hằng ngày
Bởi vì trong thời kỳ dậy thì sinh lý xảy ra nhiều thay đổi cho nên tâm lý cũng sản sinh ra phản ứng. Hầu hết là biểu hiện của việc ý thức tự chủ thức tỉnh. Việc trẻ em muốn thoát ra khỏi sự ràng buộc và quản giáo là hết sức bình thường. Thậm chí một số sai lầm chúng phạm phải cũng chỉ là cái giá cần phải bỏ ra để trưởng thành.
Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ nên để con cái của mình tự lập ở lứa tuổi dậy thì. Giúp con trẻ nâng cao khả năng tự xử lý vấn đề, bằng cách thiết thực nhất là để chúng tự giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày. Nếu như chúng không dựa vào chính bản thân mình thì làm sao có thể sinh ra ý thức tự giác. Thứ hai, không nên dùng quyền uy của cha mẹ mà ép buộc con cái làm theo ý mình. Chúng ta nên tránh việc ra lệnh, sau khi con cái gặp phải khó khăn, vấn đề hay sai lầm chỉ cần cha mẹ khách quan phân tích và dẫn dắt theo góc độ của bạn bè. Thứ ba, bậc cha mẹ nên bỏ ra thời gian và nhẫn nại cùng con trẻ làm việc mà chúng thích. Phàm là những chuyện mà chúng làm tốt (không chỉ giới hạn ở phương diện học tập) chúng ta đều phải khen ngợi, tiến thêm một bước hướng dẫn chúng học hỏi.
Chú ý không nên quan trọng quá vấn đề học tập. Có nhiều bậc cha mẹ chi rất nhiều tiền vào việc học của con cái, sau đó yêu cầu rất cao ở chúng, nếu như con cái làm không tốt sẽ biểu hiện ra sự bất mãn, điều này chỉ làm cho khoảng cách giữa bậc cha mẹ và con cái trở nên xa hơn. Chúng ta nên tới gần con trẻ, phát hiện ưu điểm của chúng, cổ vũ chúng, giúp chúng tạo ra cơ hội thể hiện bản thân còn siêu việt hơn cả cha mẹ.
2. Hãy để trẻ học cách chịu trách nhiệm
Khi vào giai đoạn dậy thì, con trẻ có cách giải quyết mọi chuyện của riêng chúng. Làm cha mẹ, nếu không chú ý đến biến hóa của con cái, mà cứ khư khư giống như trước đây ép buộc chúng đi theo con đường mà mình vẽ ra, tự nhiên sẽ dẫn đến sự bất mãn và đối kháng của trẻ. Muốn dung hòa trong giao tiếp với con cái, cha mẹ bắt buộc phải thực sự thấu hiểu chúng, để chúng học cách chịu trách nhiệm.
Trẻ em lúc nhỏ không hiểu rõ mọi thứ, cần lời nhắc và trợ giúp của phụ huynh. Khi trẻ em dần dần lớn lên, cha mẹ đã quen với sự ỷ lại của chúng, mà quên mất chúng đã trưởng thành, lúc nào cũng khoa tay múa chân ra lệnh, tất nhiên sẽ khiến chúng khó chịu, buồn bực. Vì vậy, phụ huynh nên cho con em mình học cách chịu trách nhiệm, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì.
3. Cha mẹ nên biết cách thắt chặt “tình yêu của mình”
Đối với tình yêu trương, phụ huynh thường chỉ biết cho đi mà không biết thắt chặt. Cứ như vậy qua một thời gian dài sẽ khiến con trẻ hình thành một suy nghĩ sai lệch “cha mẹ yêu thương chiều chuộng con cái là chuyện phải làm”. Cho nên, chúng ta cần biết cách thắt chặt tình yêu, để cho con trẻ học cách biết ơn.
Nhiều phụ huynh đối với con cái yêu cầu quá thấp, chỉ cần con cái biết tự gắp thức ăn cho bản thân đã vô cùng cảm động. Thực ra phụ huynh có thể yêu cầu cao hơn ở con trẻ, một người mẹ thông minh sẽ biết cách khiến cho con cái cảm thấy làm người lớn cũng rất khó khăn. Khi bạn đòi hỏi nhiều hơn ở con trẻ, chúng tất nhiên cũng sẽ hồi báo nhiều hơn một chút.
4. Không nên chỉ cần mở miệng đều là “mệnh lệnh”
Trẻ em ở tuổi dậy thì đặc biệt mẫn cảm, vì vậy cha mẹ không nên lúc nào cũng chỉ biết “mệnh lệnh”. Ví dụ như “con nên như thế này…”, “con không thể như vậy…”, nếu cứ như vậy, cha mẹ sẽ chỉ là một lãnh đạo trong lòng con cái. Thực ra, những đứa trẻ ở tuổi trưởng thành đều mong muốn có thể trở thành người lớn, chúng ta nên để chúng cảm thấy bản thân được tôn trọng.
5. Ký kết một phần “hợp đồng bảo mật”
Chúng ta thường nhân danh muốn thấu hiểu con cái mà thường lén xem nhật ký, lén nghe con trẻ nói chuyện điện thoại, hoặc là lên mạng xem status của chúng… Những hành vi này ngàn vạn lần không nên có. Trên thực tế, hành vi này chỉ phá hoại niềm tin của con trẻ đối với cha mẹ. Chúng ta nên cùng chúng ký một phần “hợp đồng bảo mật”, viết lên đó những chuyện mà cha mẹ có thể biết, những chuyện thuộc về bí mật cá nhân, sau đó nếu đôi bên vi phạm sẽ bị phạt như thế nào…
6. Không nên luôn chỉ trích cùng một sai lầm
Chúng ta tuyệt đối không nên liên tục chỉ trích con trẻ khi chúng mắc phải một sai lầm, sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của con trẻ. Khi phê bình nên lựa chọn lời nói, không nên liên tục la mắng, tránh những ngôn ngữ nặng nề. Cũng tránh khen ngợi quá mức, vì quá mức khen ngợi sẽ dẫn đến trẻ nhỏ mất đi tính mẫn cảm với những lời khen ngợi, như vậy lời khen cũng mất đi tác dụng khích lệ. Thậm chí chúng sẽ bắt đầu hoài nghi tính chân thực của những lời ca ngợi có cánh kia.
Tiếp theo, bậc cha mẹ nên cố gắng tìm kiếm những ưu điểm của con em mình, sau đó cổ vũ chúng, biểu dương chúng. Cho con bạn định hướng tích cực mới, xây dựng hệ thống tự tin của trẻ.
Thông qua phương thức tích cực này (bao gồm lời nói tích cực, tình yêu thương ấm áp, tỉ mỉ quan tâm đến tâm hồn chúng, nhận định và tiếp nhận chúng…) chúng ta sẽ cho con trẻ biết được sự quan tâm và tình yêu thương của bậc cha mẹ. Từ đây con trẻ mới lần nữa trở về bên cạnh cha mẹ của mình. Tình yêu thương chân chính mới là nền tảng của giáo dục, chỉ có khi trái tim gần nhau hơn, thấu hiểu nhau hơn, chúng ta mới nói đến tư cách giáo dục con trẻ.
7. Thay đổi những hành vi không tốt của trẻ
Muốn thay đổi hành vi không tốt của con trẻ không phải là chuyện một sớm một chiều, thực ra quan trọng hơn đó là quan niệm của phụ huynh cũng cần được thay đổi. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ tương tác, cũng giống như mối quan hệ với bạn bè. Nếu như bạn đối xử tốt với đối phương thì đối phương không có lý do gì không tốt với bạn. Bạn tôn trọng đối phương, đối phương cũng sẽ tôn trọng bạn. Vì vậy, chúng ta hãy thay đổi mối quan hệ cao thấp (cha mẹ trên cao, con cái dưới thấp) trong gia đình trở thành mối quan hệ bình đẳng. Như vậy mối quan hệ sẽ càng tốt, càng có nhiều thay đổi.
Trong quá trình tìm kiếm tính tự chủ ở giai đoạn dậy thì, xung đột và đấu tranh quyền lợi là hai chuyện không thể thiếu. Hầu hết phụ huynh và con trẻ đều có thể giải quyết vấn đề này, cùng duy trì tình cảm tích cực đôi bên, đồng thời cũng điều chỉnh lại mối quan hệ cao thấp, làm cho nó trở nên bình đẳng hơn.
Một nhà giáo dục nổi danh đã từng nói rằng: “Phía sau những đứa trẻ đặc biệt phản nghịch luôn luôn là những phụ huynh cố chấp, không chịu phát triển”. Cuộc sống không có diễn tập cũng không có cách nào quay lại từ đầu. Giáo dục con trẻ càng không thể kéo dài.
Trên thế giới này cha mẹ là nghề nghiệp đặc thù, mỗi người đều không có cơ hội thực tập đã lập tức tiến vào làm việc. Vì vậy đôi khi đối mặt với con trẻ chúng ta sẽ không biết nên làm thế nào. Bởi vậy, vì con trẻ, phụ huynh nên chú ý đến phương thức giáo dục và thái độ của bản thân ở mọi lúc mọi nơi.
Giáo dục gia đình đều nằm trong tay phụ huynh, phương thức giáo dục của cha mẹ quyết định việc có thể cùng con trẻ hòa hợp hay không. Có thể để con trẻ thuận lợi, khỏe mạnh, vui vẻ vượt qua giai đoạn đặc thù của cuộc đời hay không đều phụ thuộc rất nhiều ở các bậc phụ huynh.
Hựu Thanh