Có môn học nào không nhồi nhét, không áp lực mà khiến đứa trẻ nào cũng yêu thích việc học hay không? Câu trả lời là có.
Nhớ lại lúc còn đi học, nhiều người trong chúng ta hẳn sẽ thừa nhận rằng giai đoạn đó chưa hiểu được tầm quan trọng của kiến thức, mà chỉ cảm thấy việc nhồi nhét trên lớp cũng như bài tập về nhà thật áp lực. Liệu Toán và Văn có phải là tất cả? Ta tự hỏi rằng có môn học nào không nhồi nhét, không áp lực mà khiến đứa trẻ nào cũng yêu thích việc học hay không? Câu trả lời là có, ở một số nước trên thế giới họ dạy những môn học thực tế và nhân văn, mang đến cho trẻ nhiều trải nghiệm cũng như sự trưởng thành về trí tuệ cảm xúc.
Vậy hãy thử dạo một vòng quanh xem đó là những môn học nào?
Theo nghiên cứu của Brightside và đưa tin của trang Tinh Hoa, Minh Huệ, có 9 môn học sau đây, hẳn sẽ khiến nhiều phụ huynh bất ngờ và ấn tượng. Điều tuyệt vời hơn là các môn học này không tốn kém, có thể áp dụng tại những nước đang phát triển như Việt Nam.
1. Môn học “Hạnh phúc” (Đức)
Làm thế nào để trở nên hạnh phúc? Có hơn 100 trường tại Đức đưa môn này vào chương trình học để dạy trẻ em cách sống hòa hợp với bản thân và những người xung quanh ngay trong chính trường của mình. Đây là một môn học đặc biệt không có thi cử và kiểm tra.
Việc chính của học sinh là cố gắng biến dự án lòng tốt của mình thành hiện thực. Ví dụ, dự án quay một video nào đó khiến người xem hạnh phúc hơn. Một số dự án khác có thể mang tính thực tế và quy mô lớn hơn như làm tình nguyện viên hoặc tự tổ chức một sự kiện từ thiện.
Ngoài Đức, một số trường học khác ở các nước Bhutan, Crete và Úc cũng dạy môn học kiểu như thế này, một số nơi gọi đó là môn “Giáo dục tích cực”. Họ giảng dạy dựa trên nghiên cứu của Martin Seligman, nhà nghiên cứu về hạnh phúc.
2. Môn học “Khám phá” (Mỹ)
Đây là một môn học thực tế với trải nghiệm phong phú. Học sinh được đến mọi nơi quanh vùng mình sống như trang trại, chợ, nhà hàng, nhà máy xử lý chất thải. Mỗi tuần bọn trẻ được đi 1 lần như vậy. Sau mỗi chuyến đi, giáo viên sẽ thảo luận cùng học sinh về lý thuyết của bài học. Ví dụ nếu là bài học về thực phẩm thì trẻ sẽ đưa ra ý kiến thực phẩm đến từ đâu, cách trồng thế nào, giá bán ra sao…
Sau khi có các thông tin cần thiết, chúng sẽ “mở” một nhà hàng: từ việc mua và chuẩn bị nguyên liệu, cho đến nấu nướng, phục vụ bàn và dọn dẹp đều tự tay các học sinh làm. Ngoài ra, môn học còn yêu cầu tìm hiểu về các hoạt động thực tế khác như: phát triển thương hiệu, quảng cáo nhà hàng, nghiên cứu về quy trình sản xuất thực phẩm, tính toán nguyên liệu đầu vào, thu hoạch sau vụ mùa và thuê mướn nhân công.
3. Môn học “Giao tiếp” (Tây Ban Nha)
Ở Tây Ban Nha, giao tiếp là môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh trong khoảng từ 3 tuổi đến 11 tuổi. Những bài học đều đơn giản và ấm áp: học sinh cùng xem phim, sau đó chia sẻ suy nghĩ về các tình huống khác nhau.
Nhìn chung, hoạt động nói chuyện trong môn học này xoay quanh các chủ đề bao gồm giao tiếp với người khác và giải quyết vấn đề. Thông qua đó, học sinh học cách kiểm soát cảm xúc và lắng nghe người khác. Mỗi tuần lại có một vài vấn đề nghiêm trọng trong xã hội được đưa ra thảo luận.
Ở Israel cũng có một môn học tương tự như vậy. Học sinh sẽ chia sẻ điều gì làm họ lo lắng, sau đó cả lớp cùng thảo luận các giải pháp khác nhau cho vấn đề này.
4. Môn học “Chăm sóc nhà cửa và làm một người khách hàng” (Thụy Điển)
Nghe tên môn học tưởng là chỉ dành cho con gái, nhưng thực tế tất cả cùng học. Bọn trẻ ngồi quây quần bên nhau, cùng học những thứ để chăm sóc nhà cửa của mình như may vá, dùng búa, làm chuồng chim, cả nấu ăn nữa. Bên cạnh hoạt động thực hành như vậy là loạt bài học lý thuyết dạy học sinh về quy tắc ăn uống khỏe mạnh, cách tính lượng dinh dưỡng trong bữa ăn, thậm chí lập ngân sách chi tiêu trong gia đình.
Người Thụy Điển quan niệm trẻ con cần được đối xử giống như người lớn, vì vậy chúng được dạy tiết kiệm và tự lập. Ngoài việc chăm sóc nhà cửa, giáo viên còn dạy học sinh cách ứng xử ở vai trò một người mua hàng, để hiểu về quyền lợi cũng như giải pháp đấu tranh đòi quyền lợi.
5. Môn học “Tranh luận” (Hà Lan, Israel)
Ở Hà Lan có những lớp học ngôn ngữ giúp trẻ em biết cách tranh luận. Thông thường, các em sẽ chia thành 2 đội để tranh luận với nhau, mỗi đội bảo vệ quan điểm của mình. Quan điểm không phải do chúng lựa chọn mà bốc thăm ngẫu nhiên.
Giáo viên là trọng tài đảm bảo 2 bên phải tranh luận dựa trên thông tin đúng, đồng thời không có thái độ “hiếu chiến” khi đến cao trào tranh cãi. Nhờ hoạt động kiểu này, trẻ em hiểu rằng mỗi vấn đề đều có hai mặt, hơn thế nữa, chúng học được lòng bao dung với người có quan điểm khác mình.
Ở Israel, học sinh cũng có lớp học tương tự như vậy. Các em còn thảo luận về cách nói, nội dung nói, ngôn ngữ cơ thể, sự bắt chước và những trạng thái cảm xúc nội tâm khi diễn ra một cuộc tranh luận gay gắt.
6. Môn học Yoga (Anh, Mỹ, Úc)
Bạn có thường tất bật tới lớp học Yoga sau giờ làm việc không? Thật may mắn cho những học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Anh, Úc, Mỹ vì được học Yoga ngay trong độ tuổi đến trường. Bài học kéo dài 40 phút, được tổ chức 2 lần học 1 tuần. Để hướng dẫn những lớp học này, giáo viên cần qua quá trình đào tạo trong 6 tuần.
Trẻ nhỏ sẽ ngồi thiền trong vài phút để học cách bình tĩnh và rèn luyện tính kiên nhẫn, còn thanh thiếu niên học cách đối phó với những xung đột xảy ra bằng cách điều tiết nhịp thở, cố gắng suy nghĩ tốt đẹp và dùng những hình thức giao tiếp phi bạo lực. Mục đích là để các lứa tuổi khác nhau đều có khả năng truyền đạt cảm xúc theo cách tích cực.
7. Môn học “Ngưỡng mộ thiên nhiên” (Nhật Bản)
Người Nhật nghĩ rằng nghiên cứu thiên nhiên là không đủ, mà hơn thế, chúng ta hãy ngưỡng mộ nó, đó mới là một thái độ đúng đắn. Ở Nhật, trước khi Phật giáo trở thành quốc giáo đã có Thần đạo, và một trong những nguyên tắc chính của Thần đạo là sự ngưỡng mộ tự nhiên. Hiện tại, nhiều trường học Nhật Bản rất coi trọng nguyên tắc này.
Khi học môn này, trẻ không phải ngồi trong một căn phòng nhàm chán như kiểu lớp học truyền thống mà sẽ tham gia những chuyến du ngoạn thú vị. Điểm đến là những nơi tươi đẹp với cơ man là thực vật, chim và động vật, đó là những điều mà trẻ em nhiều nơi trên thế giới thường chỉ nhìn thấy trong tranh chứ ít có cơ hội quan sát trong cuộc sống thực.
Giáo viên không chỉ dạy và nói kiến thức đơn thuần, họ dạy trẻ em yêu thế giới xung quanh. Họ dạy chúng nhận ra sự hài hòa trong các hiện tượng tự nhiên và cần cẩn thận với những gì có thể làm tổn hại tự nhiên.
8. Môn học “Thực hành chính niệm” (Mỹ, Anh)
Bắt đầu từ năm 2010, chương trình Giáo dục Kỹ năng đã được triển khai với nền tảng là việc thực hành chính niệm trong 28 trường học tại Massachusetts, Mỹ; nhằm giúp học sinh phục hồi sức khỏe tinh thần, giảm căng thẳng, quản lý cảm xúc và tăng khả năng hạnh phúc. Trong 8 năm, chương trình này đã tác động tích cực đến hơn 26.000 trẻ em, đạt khoảng 20% tổng số học sinh ở Cape Cod, Massachusetts.
Kỹ năng chính niệm sẽ giúp ích cho trẻ em trong suốt cuộc đời của chúng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dạy trẻ chính niệm có thể tác động đến các kỹ năng nhận thức, đặc biệt là chức năng điều khiển của não bộ. Chức năng này chịu trách nhiệm cho khả năng chú ý của một người, chuyển trọng tâm, sắp xếp thông tin, ghi nhớ chi tiết và thực hiện kế hoạch.
Bên cạnh đó, chính niệm cũng đã được chứng minh là bồi dưỡng thêm lòng nhân hậu, khả năng đồng cảm của trẻ em và thiếu niên. Đây cũng được coi là một phương pháp điều trị hiệu quả cho mọi người ở mọi lứa tuổi khi gặp phải tình huống gây hấn, tăng động hoặc một số vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Và thậm chí, nó có thể làm giảm bớt các tác động tiêu cực của nạn bắt nạt học đường.
9. Môn học về đạo đức (Mỹ, Mexico)
Trường đại học South Carolina Aiken tại Mỹ đã chính thức đưa khóa học Pháp Luân Công vào trong chương trình giảng dạy từ tháng 9/2016. Trong khóa học này, sinh viên được giới thiệu Pháp Luân Công là gì, cuốn sách Chuyển Pháp Luân với nội dung xoay quanh nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn giúp con người tu dưỡng đạo đức, cùng 5 bài tập nhẹ nhàng, trong đó có một bài tập thiền định. Nhiều sinh viên sau khi tham gia khóa học đã bày tỏ lòng biết ơn và cảm xúc hạnh phúc của mình.
Ngoài ra, tại trường Montessori ở Guasave thuộc bang Sinaloa, Mexico, Pháp Luân Công cũng được đưa vào chương trình học của lớp học giáo dục hòa bình tại trường từ năm 2015. Sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân, các em sẽ sử dụng những vật liệu thủ công như giấy, chai, sỏi… thực hành tiêu chuẩn phân biệt người tốt và người xấu được giảng trong sách. Các em còn tự tay làm hoa sen và hiểu thêm ý nghĩa thanh cao của loài hoa này.
Video xem thêm: “Pháp Luân Công – Những hỏi, đáp thắc mắc”