Những năm gần đây, “quảng cáo” đã trở thành cụm từ khá thông dụng, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Dưới đây là 15 thuật ngữ tiếng Anh giúp bạn phân biệt các loại hình quảng cáo khác nhau.
TV Commercial: quảng cáo truyền hình, đây là hình thức quảng bá sản phẩm và dịch vụ sử dụng âm thanh, hình ảnh, màu sắc, hoạt động. Hình thức quảng cáo này thường dễ nhớ và dễ tiếp cận đến đối tượng khán giả số đông vì chúng dễ dàng minh họa và thuyết phục đối với người xem.
Newspaper ads: quảng cáo báo chí, hình thức quảng cáo này có thể ở cấp độ quốc gia hoặc địa phương. Chúng được đặt ở một số trang cụ thể trên báo.
Magazine ads: quảng cáo tạp chí, hình thức quảng cáo này nhắm vào một thị trường và nhóm quan tâm cụ thể. Hình thức quảng cáo này thường nhiều màu sắc và bắt mắt, tuy nhiên nó cũng đắt hơn so với quảng cáo báo giấy.
Billboards: Quảng cáo biển bảng, đây là hình thức quảng cáo trên những biển bảng đặt trên đường hay trong các sân vận động thể thao, có thể tiếp cận được lượng lớn người xem. Những biển bảng lớn có thể chuyển tải những thông điệp tuy nhiên bị hạn chế về mặt thông tin.
Direct Mail: quảng cáo bằng thư, với hình thức này những thư và tài liệu quảng cáo sẽ được gửi trực tiếp cho khách hàng. Đây là hình thức tiếp cận trực tiếp đối với một số lượng chọn lọc khách hàng.
Radio advertising: quảng cáo truyền thanh, hình thức quảng cáo này tiếp cận được số lượng khán giả lớn nhưng lại phụ thuộc vào đối tượng khán giả nghe kênh nào. Tuy nhiên, thông điệp cũng dễ bị lãng quên.
Text messages: quảng cáo tin nhắn, hình thức quảng cáo này tiếp cận khán giả theo thời gian thực nhưng lại bị giới hạn bởi số lượng ký tự.
Internet Pop-ups: quảng cáo pop-up trên mạng, hình thức quảng cáo này có thể tác động tới người xem và cho phép họ dễ dàng tiếp cận với sản phẩm. Tuy nhiên, nó lại gây ra sự khó chịu và làm chậm hệ thống khi bạn truy cập internet.
Email Advertising: quảng cáo email, đây cũng là hình thức quảng cáo trực tiếp đến khách hàng. HÌnh thức quảng cáo này tương đối tiết kiệm chi phí nếu danh sách khách hàng liên tục được cập nhật.
Flyers: Quảng cáo tờ rơi, đây là hình thức quảng cáo sử dụng các tờ rơi nhỏ trong đó có in thông tin về sản phẩm và dịch vụ và phát tận tay khách hàng. Các tờ rơi thường bắt mắt và nhiều thông tin, nhưng chi phí khá cao nhưng không phải ai cũng quan tâm.
Một số hình thức quảng cáo mới gần đây
Transit advertising: quảng cáo trên các phương tiện giao thông như tàu hỏa, xe bus, taxi hay tàu điện ngầm
Covert advertising: đây là hình thức quảng cáo của một sản phẩm hay một nhãn hiệu kết hợp với một bộ phim hay một show truyền hình. Đây không phải là quảng cáo truyền hình, mà nó là một hình thức quảng cáo tinh tế. Ví dụ James Bond lái xe BMW trong phim Điệp Viên.
Sponsorship: quảng cáo tài trợ, đây là hình thức một công ty tài trợ cho một sự kiện để đổi lấy sự nhận biết về thương hiệu sản phẩm. Ví dụ một công ty tài trợ cho trường học hoặc các sự kiện thể thao để đổi lại họ sẽ sử dụng các thiết bị thể thao của công ty.
Telemarketing: hình thức này quảng bá sản phẩm và dịch vụ qua điện thoại. Nó có thể gây khó chịu đối với một số khách hàng.
Celebrity Endorsement: dùng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng bá cho sản phẩm, theo hình thức quảng cáo này, một người nổi tiếng được trả tiền để quảng bá và tiếp thị một sản phẩm qua các quảng cáo truyền hình hoặc xuất hiện tại các sự kiện. Hình thức quảng cáo này rất hiệu quả nhưng lại phụ thuộc vào hình ảnh và danh tiếng của người nổi tiếng, đôi khi cũng rất tốn kém.
Thiện Nhân (Tổng hợp)