Ai trong mỗi chúng ta đều từng đối mặt với những khó khăn hay nỗi đau nhất định. Trước tình huống ấy, hãy đặt ra một mục tiêu nào đó để “đánh lạc hướng” lý trí và tập trung vào con đường mới nhiều triển vọng hơn.

Dr. Farrah Gray từng nói rằng: “Nếu bạn thức dậy mà không có mục tiêu, tốt hơn là nên quay trở lại giường ngủ”. Hãy đặt ra nhiều mục tiêu và cố gắng chinh phục nó, thay vì đắm chìm vào những cảm xúc tiêu cực mà cuộc sống mang lại cho bạn, vì cuộc đời là những chuyến đi. Tất cả mọi người đều phải trải qua một điều gì đó, nhưng khi khó khăn tới, bạn phải đưa ra được quyết định cho mình: tập trung vào nó hay đưa ra những mục tiêu, công việc mới?

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Bạn hãy tự hỏi mình những câu sau:

  • Thu nhập: Bạn muốn kiếm được bao nhiêu tiền trong năm nay, năm sau và năm năm tới?
  • Gia đình: Bạn muốn xây dựng lối sống như thế nào cho bản thân và cho gia đình mình?
  • Sức khoẻ: Sức khoẻ của bạn sẽ thay đổi ra sao nếu tất cả mọi thứ đều trở nên hoàn hảo?
  • Tài sản: Bạn muốn để dành và tiết kiệm được bao nhiêu trong quá trình làm việc của mình?

Chúng ta không thể sống mà không có mục tiêu hoặc ít nhất là không có trong một thời gian dài. Nếu bạn đang trong tình huống khó khăn và bế tắc, bạn có thể lựa chọn trở nên bận rộn thay vì tự trách bản thân và làm tinh thần trở nên suy sụp, bạn hãy lấp đầy cuộc sống buồn tẻ của mình bằng một danh sách các mục tiêu cần phải thực hiện.

Nếu bạn mất việc, hãy gửi ngay 50 chiếc CV xin việc vào tuần tới. Khi bạn bận rộn với việc thực hiện các mục tiêu, tâm trí bạn sẽ không bị ăn mòn bởi những suy nghĩ tiêu cực và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Bạn sẽ thấy mọi việc trở nên đơn giản hơn nhiều và khó khăn chỉ là khảo nghiệm giúp bạn trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn thôi.

Có người cứ tìm cách trì hoãn thực hiện những gì họ nghĩ là có liên quan đến cuộc đời họ. Ví dụ như bạn luôn mong muốn trở lại trường Đại học để học lấy tấm bằng, thế nhưng bạn không chắc rằng mục tiêu này có hợp lý hay không. Và rồi bạn cứ chần chừ, cứ mong muốn, rồi tính toán như thế mãi. Hai mươi, ba mươi năm sau, khi bạn già rồi thì bạn vẫn còn lưỡng lự, mà thời gian thì hết mất rồi.

Bạn đã không thấy được rằng nếu bạn quyết định quay lại học, nhưng sau đó bạn thấy rằng nó không cần thiết với bạn nữa thì điều mà bạn thu được là: bạn đã hiểu ra vấn đề. Bạn đã biết rõ hơn việc gì sẽ có lợi hay không có lợi cho chính mình. Khi bạn quay trở lại trường Đại học để học tiếp thì đích đến là tấm bằng Đại học, nhưng điều quan trọng hơn tất cả chính là đoạn đường mà bạn đã đi qua. Đó là quãng thời gian mà bạn gặp gỡ, tiếp xúc thêm được nhiều người, học hỏi nhiều điều mới lạ, hiểu rõ bản thân mình hơn và tích lũy được những kinh nghiệm quý báu.

Nếu bạn lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ không có mục tiêu và việc đặt ra, đạt được mục tiêu không phải là chủ đề trong các cuộc thảo luận gia đình, thì khi đến tuổi trưởng thành, bạn thậm chí không biết được ngoài bằng cấp và công việc tốt, còn có rất nhiều thứ khác cũng là mục tiêu. Mục tiêu theo đuổi trong cuộc sống của mỗi người là khác nhau, không nhất thiết là phải theo đuổi một cuộc sống giàu sang, trở thành đẳng cấp xã hội. Quan trọng là mục tiêu đó có phù hợp với bạn và khả năng của bạn không.

10 mục tiêu cuộc sống gây sôi nổi cộng đồng mạng
Mỗi người sống trong đời đều có mục tiêu khác nhau. (Ảnh: PaktorFact)

“Failure is not an option. You have to keep moving forward and the way to beat pain is with progress”.

Thất bại không phải là một lựa chọn, bạn phải tiến về phía trước và cách để đánh bại nỗi đau là sống cùng nó. 

Thiện Nhân