Những con số tưởng chừng đơn giản, nhưng rất quan trọng. Chúng gắn liền với cuộc sống, trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta.
Vậy cách đọc các loại số có khác nhau không? Chúng ta cùng xem nhé.
Những con số tưởng chừng đơn giản, nhưng rất quan trọng. Chúng gắn liền với cuộc sống, trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta.
Vậy cách đọc các loại số có khác nhau không? Chúng ta cùng xem nhé.
1. Số đếm
Số đếm được sử dụng cho mục đích chính đếm số lượng.
Từ 1-9:
one /wʌn/ ; two /tu:/ ; three /θri:/ ; four /fɔ:/ ; five /faiv/ ; six /siks/ ; seven /’sevn/ ; eight /eit/ ; night /nait/
Từ 10-20:
Các số 10: ten; số 11: eleven, 12: twelve, 13: thirteen, 15: fifteen, 20: twenty.
Các số còn lại: số + teen.
Ví dụ: 14: fourteen, 16: sixteen…
Từ 20-99 (cách đọc hàng chục): ghép các số hàng trục với các số từ 1-9
các số chục gồm có: 20 (twenty), 30 (thirty), 40 (forty), 50 (fifty), 60 (sixty), 70 (seventy), 80 (eighty), và 90 (ninety)
Ví dụ: 22: twenty two ; 43 (forty three); 86 (eighty six)
– Từ hàng trăm:
100: one/a hundred, 200: two hundred, 300: three hundred,…
101: one hundred and one
257: two hundred and fifty seven
1,000: one thousand
1,000,000: one million
10,000,000: ten million
1,000,000,000: one/a billion
1,000,000,000,000: one/a trillion
Chú ý:
(*) Khi một số cần kết hợp giữa hàng triệu/ngàn/trăm ngàn/ngàn/trăm với hàng đơn vị hoặc hàng chục, ta thêm AND ngay trước hàng đơn vị hoặc hàng chục.
Ví dụ:
110 – one hundred and ten
1,250 – one thousand, two hundred and fifty
2,001 – two thousand and one
(*) Trong tiếng Việt, ta dùng dấu ‘.’ (dấu chấm) để phân cách mỗi 3 đơn vị số từ phải sang trái. Nhưng trong tiếng Anh, dùng dấu ‘,’ (dấu phẩy)
Ví dụ: 88,888,888
(*) Các từ hundred, thousand, million, dozen khi dùng chỉ một số lượng xác định, không bao giờ có số nhiều.
Ví dụ:
Six hundred people (600 người)
Ten thousand dollars ( 10,000 đô-la)
(*) những số sau đây khi thêm S sẽ có nghĩa khác, không còn là 1 con số cụ thể nữa mà là một cách nói ước chừng, phải có OF đằng sau:
Tens of: hàng chục..
Dozens of: hàng tá, nhiều
Hundreds of: hàng trăm
Thousands of: hàng ngàn
Millions of: hàng triệu
Billions of: hàng tỷ
(*) Dấu thập phân trong tiếng Việt là ‘,’ nhưng trong tiếng Anh là ‘.’ ,và được đọc là “point”. Chữ số 0 sau dấu ‘.’ đọc là “nought” (không)
Ví dụ:
10.92: ten point nine two.
8.04: eight point nought for
(*) Cách đếm số lần:
Once = một lần (có thể nói “one time” nhưng không thông dụng bằng “once”)
Twice = hai lần (có thể nói two times nhưng không thông dụng bằng twice)
Từ ba lần trở lên, ta phải dùng ” Số từ + times” :
Three times = 3 lần
Four times = 4 lần
Ví dụ:
I have seen that film twice
Tôi đã xem phim đó hai lần rồi.
2. Số thứ tự
Số thứ tự dùng để xếp hạng, tuần tự.
Số thứ tự được hình thành từ số đếm, bằng cách thêm “-th” vào cuối số đếm.
Ngoại trừ 3 số: số 1: first (viết tắt -st), second (viết tắt -nd), số 3: third (viết tắt -rd).
Lưu ý: cách viết các số kết thúc bằng -ve, chuyển thành -f, các số kết thúc bằng -e, bỏ -e và thêm -th.
số 5: 5th là fifth, không phải fiveth.
số 12: 12th (twelfth)
Ví dụ:
số 4: 4th (fourth)
số 9: 9th (ninth)
số 11: 11th (eleventh)
số 13: 13th (thirteenth)
số 17: 17th (seventeenth)
số 21: 21st (twenty first)
số 42: 42nd (forty second)
3. Số điện thoại
Khi đọc số điện thoại, ta đọc tách rời từng số và dừng sau một nhóm 3 hay 4 số. Riêng số 0 có thể đọc là “zero” hoặc “oh”.
Ví dụ:
01685 489 123 oh one six eight five four eight nine one two three
Khi có hai số giống nhau đứng liền nhau, ta đọc: “double + số”.
Ví dụ:
0945 855 300 oh nine four five, eight double five, three double oh
4. Nhiệt độ
Độ (o) được đọc là Degree.
Độ C (oC) được đọc là Degree C
Độ F (oF) được đọc là Degree F
Khi đọc nhiệt độ, 0 đọc là “zero”.
Ví dụ:
14o : fourteen degrees
0o :zero
-12o : minus twelve (degree) / twelve (degree) below zero: âm 12o
5. Ngày tháng
Trong tiếng Việt, chúng ta nói: Thứ, Ngày, Tháng, Năm
Nhưng trong tiếng Anh, lại là: Thứ, Tháng, Ngày, Năm
Ví dụ: Thứ Ba, ngày 13/10/2015: Tuesday, October 13th, 2015.
– Các thứ: Thứ 2 (Monday), Thứ 3 (Tuesday), Thứ 4 (Wednesday), Thứ 5 (Thursday), Thứ 6 (Friday), Thứ 7 (Saturday), Chủ nhật (Sunday)
– Cách đọc ngày: chính là số thứ tự.
Ví dụ:
mùng 1: 1st, mùng 2: 2nd, ngày 28: 28th,…
– Các tháng
Tháng 1: January
Tháng 2: February
Tháng 3: Match
Tháng 4: April
Tháng 5: May
Tháng 6: June
Tháng 7: July
Tháng 8: August
Tháng 9: September
Tháng 10: October
Tháng 11: November
Tháng 12: December
– Cách đọc năm:
(*) Chúng ta chia năm ra từng cặp. Quy tắc này áp dụng cho đến năm 1999.
Ví dụ:
1764 seventeen sixty-four
1890 eighteen ninety
1900 nineteen hundred
1907 nineteen oh seven
(*) Từ năm 2000 trở đi, chúng ta lại đọc số năm giống như số đếm thông thường.
Ví dụ:
2000 two thousand
2007 two thousand and seven
(*) Năm có ba chữ số:
Ví dụ: năm 695
Có 2 cách đọc:
Thứ nhất: đọc như số có 3 chữ số: six hundred and ninety five.
Thứ hai: đọc 2 số đầu + số còn lại: 69+5: sixty nine-five
(*) Năm có 2 chữ số: đọc như số đếm.
Ví dụ:
27: twenty seven
(*) Năm trước Công nguyên: Năm + B.C, năm sau Công nguyên: năm + A.D
1868 B.C: eighteen sixty eight B.C
621 A.D: six hundred and one A.D
6. Phân số
– Tử số:
Luôn dùng số đếm: one, two, three, four, five….
– 1/5: one/fifth
– 2/3: two/thirds
– Mẫu số:
Có hai trường hợp:
(*) Trường hợp 1: Nếu tử số là một chữ số và mẫu số từ hai chữ số trở xuống thì mẫu số dùng số thứ tự (nếu tử số lớn hơn 1 thì mẫu số ta thêm s)
Ví dụ:
1/6: one sixth
2/6: two sixths
3/4: three quarters
(*) Trường hợp 2: Nếu tử số từ ba chữ số trở lên hoặc mẫu số từ ba chữ số trở lên thì mẫu số sẽ được viết từng chữ một và dùng số đếm, giữa tử số và mẫu số có từ “over”.
Ví dụ:
33/17: thirty over one seven (tử số từ hai số trở lên)
3/462: three over four six two (mẫu số từ ba số trở lên)
– Hỗn số:
Ta viết số nguyên (đọc theo số đếm) + and + phân số (theo luật đọc phân số ở trên)
– 2 3/5: two and three fifths
– 6 1/4: six and a quarter
– Trường hợp đặc biệt
Có một số trường hợp không theo các quy tắc trên và thường được dùng ngắn gọn như sau:
– 1/2: a half hoặc one (a) half
– 1/4: one quarter hoặc a quarter (nhưng trong Toán học vẫn được dùng là one fourth)
– 3/4: three quarters
– 1/100: one hundredth
– 1/1000: one thousandth – one a thousandth – one over a thousand
7. Phần trăm
Đọc phần trăm rất dễ. Chúng ta đọc số lượng + percent (phần trăm)
Ví dụ:
1%: one percent
10%: ten percent
25.6% twenty five point six percent
Ngọc Lan (tổng hợp)