Bóng đè trở thành nỗi ám ảnh của mỗi người trong giấc ngủ. Vậy vì đâu mà người ta lại bị bóng đè?

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Hiện tượng bóng đè trong tiếng Anh gọi là sleep paralysis, còn dân gian ta thường gọi là bóng đè.

Khi bị bóng đè, toàn bộ cơ thể của con người không thể cử động được, thậm chí có người còn có những cảm giác như thấy ai đó đè lên người mà không thể nào đẩy ra được, khó thở, có khi nhìn thấy những hình ảnh khủng khiếp, hoặc nghe được những âm thanh kỳ quái. Trạng thái này có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, thậm chí lâu hơn, thường xảy ra ngay khi vừa chìm vào giấc ngủ hoặc khi sắp tỉnh dậy.

Related image
Hiện tượng bóng đè trong tiếng Anh gọi là sleep paralysis. (Ảnh: Kiến Thức)

Những cụm từ thú vị sử dụng trong video:

all of a sudden: đột nhiên

(be) completely immobilized: hoàn toàn không thể cử động

nightmare: ác mộng

strange phenomenon: hiện tượng kỳ lạ

panic-inducing episode: khoảnh khắc hoảng loạn

visual or auditory hallucinations: ảo giác thị giác và thính giác

evil spirit: linh hồn quỷ dữ

out-of-body feeling: trạng thái hồn lìa khỏi xác

acute mental distress: tinh thần bị tra tấn thống khổ

paranormal explanation: lý giải hiện tượng siêu nhiên

incubus (sex-hungry demon): quỷ sắc dục

jinn: thần mộng

hag: phù thủy

abnormal overlap: sự chồng chéo bất thường

REM (rapid eye movement): pha ngủ có cử động nhanh nhãn cầu

Hiện tượng bóng đè dưới góc nhìn khoa học

Một số nhà khoa học, trong đó có David Morgan – chuyên gia phân tích và trị liệu tâm lý – đang tập trung vào việc diễn giải những trải nghiệm ảo giác khi bị  bóng đè. TS Morgan cho rằng các ảo giác này, ví dụ như nhìn thấy ma quỷ, có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc mang tính biểu tượng về cảm nhận của nạn nhân.

“Con người thu thập các biểu tượng từ bất cứ nơi nào có thể… người lùn, mụ phù thuỷ – có lẽ từ chuyện cổ tích – mà tượng trưng cho một loại áp lực đè nặng lên bạn. Điều gì đó trong tâm trí ngăn cản bạn tự do”, TS Morgan cho hay.

Và khi mơ, cảm giác áp lực chúng ta trải qua trong cuộc sống hàng ngày có thể được biểu lộ ra một cách gián tiếp thông qua các hình tượng mang tính chất “áp lực” như người lùn, mụ phù thuỷ, ma quỷ… Theo giả thuyết này, đó là nguyên nhân vì sao người ta nhìn thấy ma quỷ khi bị bóng đè.

Một giả thuyết khác hợp lý hơn dựa trên thuyết vũ trụ song song (hay đa vũ trụ). Theo thuyết này, không gian vật chất ba chiều mà chúng ta sinh sống không phải là không gian duy nhất. Có nhiều không gian khác, hay vũ trụ khác đồng thời tồn tại với không gian chúng ta. Hiểu một cách khái quát, bởi chúng “song song” và không “giao cắt” với nhau, nên chúng ta không thể dùng các phương cách thông thường để tiếp cận chúng.

Đồng thời, chúng ta không thể sử dụng con mắt thường để quan sát, ghi nhận và tiếp cận những không gian này, mà chỉ có thể gián tiếp biết đến chúng trong một số trường hợp đặc thù, hoặc giả quan sát trực tiếp chúng nhưng dựa trên trải nghiệm chủ quan thay vì khách quan (Ví dụ: trường hợp Chị Hoàng Thị Thiêm ở Việt Nam sở hữu con mắt thứ ba có thể nhìn thấy cõi không gian khác). Do đó đây vẫn là một câu hỏi mở đối với khoa học hiện đại. Dù sao, những trường hợp chủ quan như vậy có rất nhiều, cũng tạo nên một lượng lớn thông tin đáng cân nhắc, nghiên cứu.

Vậy theo thuyết này, cái hình tượng “ma quỷ” trong trải nghiệm của những người bị bóng đè không phải là một sinh vật có thực tồn tại trong không gian này, mà là một loài sinh vật trong không gian hay vũ trụ khác song song, và giấc mơ chính là cầu nối với những thế giới này.

Trên lý thuyết, sự tồn tại của vũ trụ song song là khả thi. Đây là tuyên bố của nhà vật lý nổi tiếng thế giới Stephen Hawking, và ông cho rằng hố đen chính là đường thông sang một vũ trụ khác.

Thiện Nhân tổng hợp