Gia Cát Lượng là một chính trị gia xuất chúng và được xem là nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất thời kỳ Tam Quốc. Ông là quân sư của Lưu Bị và sau này là thừa tướng nước Thục sau khi ba quốc gia hình thành thế chân vạc tại Trung Hoa. Chúng ta sẽ cùng nhau học tiếng Anh qua lá thư Gia Cát Lượng gửi cho cháu trai.
Tiếp theo Phần 1
Bước 1: Từ vựng cần nhớ
- từ bỏ ham muốn : give up lust
- từ bỏ tất cả : abandon all
- đạt được hoài bão : achieve one’s ambition
- thích ứng : adapt
- không để tâm : disregard
- lo rằng : worry about
- không thành công : unsuccessful
- bị cuốn theo : succumb to V
- bị ràng buộc bởi : (be) fettered by
Bước 2: Đọc hiểu nội dung giải nghĩa
A person must have noble and grand ambitions, admire worthy people of times gone by, give up lust and abandon all that hinders one’s advancement. Only this way can one achieve one’s ambition and truly change from within. One must be able to adapt to any given situation, disregard the superficial, listen to others and eliminate suspicion and being miserly.
Một người cần phải có chí hướng cao thượng lớn lao, ngưỡng mộ những bậc thánh hiền, từ bỏ ham muốn và tất cả những gì cản trở sự tiến bộ của một người. Chỉ có theo con đường đó, anh ta mới có thể đạt được hoài bão và chân chính thay đổi từ bên trong. Một người phải có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh, không để tâm đến bề ngoài, lắng nghe người khác, từ bỏ ngờ vực và tính hẹp hòi.
Then, one need not worry about achieving his goal. If one is not firm and resolute, his spirit is not sincere and he will be unsuccessful, succumb to the current fad, remain obscure and be fettered by lust. Such a person will inevitably be an ordinary person, or worse, forever.
Khi ấy, người đó chẳng phải lo rằng mục đích không đạt được. Nếu một người không mạnh mẽ và kiên định, tâm hồn không thành thật khảng khái, thì anh ta sẽ không thành công, bị cuốn theo thói tục, trở nên tầm thường và bị ràng buộc bởi dục vọng. Người như thế sẽ vĩnh viễn là hạng phàm phu tục tử, hay thậm chí trở thành người dung tục.
Những bài học mà ông gửi gắm cho con cháu thông qua bức thư ngắn đã trở thành bài học lập thân lập nghiệp sâu sắc và còn nguyên giá trị tới ngày nay.
Thiện Nhân