Tam Tự Kinh là cuốn sách học vỡ lòng cho trẻ em và được sử dụng cho việc giáo dục tại gia. Học Tam Tự Kinh không chỉ rèn luyện sự hiểu biết về văn hóa truyền thống mà còn giúp trẻ ứng xử những tình huống mà có thể gặp sau này trong cuộc sống. Cuối mỗi bài học là trích đoạn phim gắn liền với những câu chuyện của nội dung bài học. Chuyên mục xin được giới thiệu với độc giả loạt bài học tiếng Anh qua tác phẩm giáo dục kinh điển này.
***
Bài 15: Câu chuyện về Khổng Tử
Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi câu chuyện về Khổng Tử, sau đó trả lời các câu hỏi trong phần thảo luận nhé.
Bước 1: Từ vựng cần nhớ
- hay còn gọi là: also known as
- lên mấy tuổi: at the age of…
- qua đời: pass away
- gia cảnh nghèo đói: as poor as a church mouse
- học tập lễ chế: learn etiquettes
- vương tôn quý tộc: nobility and royalty
- dân thường: commoners
- người đi đầu và đại biểu: forerunner
- dưới sự dạy bảo tận tình của ai: under one’s diligent teaching
- truyền thừa: pass down
- phát huy: carry forward
- được xem là: (be) considered as
- được tôn là: (be) honored as
Bước 2: Đọc hiểu nội dung giải nghĩa
Confucius, also known as Zhong Ni, lived in Lu during the Chun Qiu Dynasty. At the age of three, his father passed away; afterwards, he lived with his mother. Although he was as poor as a church mouse, Confucius loved to read and learn etiquettes.
Khổng Tử tên Khâu, tự Trọng Ni, người nước Lỗ thời Xuân Thu. Cha Khổng tử qua đời khi ông lên ba tuổi, trong nhà chỉ còn hai mẹ con Khổng Tử. Mặc dù gia cảnh nghèo đói, nhưng Khổng Tử rất thích đọc sách, lại rất yêu thích học tập lễ chế.
Confucius began to teach after he turned thirty. Due to the lack of education back then, only nobility and royalty had the opportunity to obtain education, while commoners did not. Therefore, Confucius first established the concept of “teaching all comers without discrimination” and “teaching students according to their aptitude.” He accepted students widely, became the forerunner of private education, and guaranteed that everybody had the chance to learn. Under Confucius’s diligent teaching, all of his students were able to work hard, and the nation’s culture was able to be passed down and carried forward.
Khổng Tử bắt đầu công việc dạy học khi ông ngoài 30 tuổi. Do thời đó chưa phổ cập giáo dục, ngoài vương tôn quý tộc, thì người dân bình thường không có cơ hội và khả năng đi học. Vì thế mà Khổng Tử là đầu tiên đề xướng “hữu giáo vô loại” (người trong xã hội đều có quyền được học, được giáo dục, không phân biệt giàu, nghèo) và “nhân tài thi giáo” (dựa và khả năng của từng người mà có cách dạy khác nhau). Ông thu nhận người học trên diện rộng và trở thành người đi đầu và đại biểu cho giáo dục tư nhân, đồng thời cũng đưa đến cơ hội học tập cho mọi người. Dưới sự dạy bảo không mệt mỏi của Khổng Tử, các học trò của ông đều chăm chỉ học tập vươn lên, hơn nữa nhờ đó mà văn hoá dân tộc cũng truyền thừa và được phát huy mạnh mẽ.
Confucius was considered the founder of Confucianism, a great philosopher and educator. He was honored as “the head teacher for ten thousand years” and “the teacher of all teachers.”
Khổng Tử được xem là người sáng lập Nho gia, là nhà tư tưởng, nhà giáo dục vĩ đại, ông được người đời sau tôn xưng là “vạn thế sư biểu” (bậc thầy muôn đời) và “chí thánh tiên sư” (bậc thầy đã đạt đến bậc thánh hiền).
Câu chuyện về Khổng Tử
Câu hỏi thảo luận:
1. How many disciples did Confucius have? How many became well-known later? How did he teach his students?
Cả đời Khổng Tử đã dạy được bao nhiêu học trò? Có bao nhiêu người trong đó thành danh? Ông dạy học trò như thế nào?
2. Why did Confucius teach all comers without discrimination?
Tại sao Khổng Tử lại muốn “hữu giáo vô loại”?
3. In your school life, which teacher do you remember most? Why?
Trong suốt quá trình học tập của mình, người thầy nào để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất? Tại sao? Hãy chia sẻ cùng mọi người nào?
Theo Chánh Kiến