Đại Kỷ Nguyên

Hết ngập ngừng khi giao tiếp với 15 từ dưới đây

Cuộc hội thoại của bạn sẽ lưu loát hơn và không bị phá hỏng bởi những khoảng lặng với 15 từ sau.

1. Well

– Thể hiện điều bạn đang nghĩ.

Well, I guess it is a good price.

Tôi nghĩ đó là mức giá tốt rồi.

– Tạo khoảng nghỉ trong câu.

The oranges and apples go together like, well, apples and orange.

Cam và táo kết hợp cùng nhau, ừm, cam và táo.

–  Trì hoãn câu trả lời.

Well… fine, you can use my pen.

Ừm …, được, bạn có thể dùng bút của tôi.

2. Um/er/uh

– “Um,” “er” và “uh” thường thể hiện sự do dự, chẳng hạn khi không biết câu trả lời hoặc không muốn trả lời.

Um, er, I uh think I can’t come tomorrow.

Ừm, tôi nghĩ ngày mai tôi không tới được.

– Bạn có thể dùng bất kỳ từ nào vào bất kỳ lúc nào và chúng không nhất thiết phải đi cùng nhau.

Umm… I like the black car better!

Ừm… Tôi thích cái xe ô tô màu đen hơn.

3. Hmm

Âm thanh của từ này tạo cảm giác trầm ngâm, thể hiện bạn đang suy nghĩ hoặc cố gắng đưa ra quyết định.

Hmm, I like both but I choose the pink dress.

Tôi thích cả hai nhưng tôi sẽ chọn cái váy màu hồng.

4. Like

– “Like” đôi khi được dùng để nói về thứ gì đó không chính xác (gần, khoảng độ).

My sister has like ten dolls.

Em gái tôi có khoảng 10 con búp bê.

– Cũng được dùng khi bạn cần một khoảnh khắc để nghĩ ra từ tiếp theo cần nói.

My friend was like, is quite talkative.

Bạn tôi, ừm, nói khá nhiều.

5. Actually/Basically/Seriously

– “Actually” dùng để chỉ điều gì đó bạn nghĩ là đúng khi những người khác có thể không đồng ý.

Actually, cat is really cute.

Mình thấy mèo rất dễ thương.

– “Basically” dùng khi tổng kết một việc gì đó.

Basically, they want a lot more information about the project before they’ll put any money into it.

Tóm lại, họ cần nhiều thông tin hơn về dự án trước khi rót tiền vào đấy.

– “Seriously” thể hiện sự nhấn mạnh.

You’re not seriously thinking of leaving, are you?

Bạn có suy nghĩ nghiêm túc về việc rời đi không?

6. You see

– Dùng để chia sẻ một sự thật mà bạn nghĩ là người nghe không biết.

I was going to try the app, but you see, I ran out of space on my phone.

Tôi đã định cài thử cái ứng dụng này nhưng mà bạn biết không, máy tôi hết dung lượng rồi.

7. You know

– Dùng để chia sẻ một sự thật mà bạn nghĩ người nghe đã biết.

He lives here, you know, with his brother.

Anh ấy sống ở đây với anh trai như bạn biết đấy.

– Thay thế cho một lời giải thích, trong trường hợp bạn nghĩ người nghe đã hiểu điều bạn muốn nói.

I don’t mean to come late, my car is broken, you know?

Tôi không cố ý đến muộn đâu, xe ô tô của tôi bị hỏng, bạn cũng biết đấy.

8. I mean

– Khi muốn làm rõ hoặc nhấn mạnh cách bạn cảm nhận về điều gì đó.

I mean, he’s very good at English, but I’m just not sure if he’s suitable for this position.

Ý mình là, anh ấy rất giỏi tiếng Anh nhưng mình không chắc liệu anh ấy có phù hợp với vị trí này không.

– Cũng được dùng để sửa lỗi khi bạn nói nhầm.

The cave is two thousand. I mean twenty thousand years old!

Cái hang động này hai nghìn. À, hai nghìn tuổi ấy!

9. You know what I mean?

– Đảm bảo người nghe đang theo dõi những gì bạn nói.

I really like that book, you know what I mean?

Tôi thích cuốn sách đó, bạn vẫn nghe tôi nói đấy chứ?

10. At the end of the day

– Có nghĩa như “in the end” (cuối cùng) hoặc “in conclusion” (tóm lại).

At the end of the day, we’re all just humans, and we all make mistakes.

Suy cho cùng thì, tất cả chúng ta là con người, chúng ta đều mắc lỗi.

11. Believe me

– Cách bạn đề nghị người nghe tin lời mình.

Believe me, I didn’t tell this.

Tin mình đi, mình không nói điều đó đâu.

– Nó cũng được dùng để nhấn mạnh điều bạn sắp sửa nói.

Believe me, this is the cheapest and nicest house in this country.

Tôi nói thật, đó là ngôi nhà rẻ nhất, đẹp nhất ở đất nước này.

12. I guess/I suppose

– Thể hiện sự lưỡng lự, không chắc chắn về những gì đang nói.

I am going to Lan’s house, but I guess I can go home instead.

Tôi định tới nhà của Lan nhưng mà cũng có thể là về nhà.

– “I guess” phổ biến trong văn nói hơn, còn “I suppose” nghe khá trang trọng.

13. Or something

– Thể hiện sự không chắc chắn và đặt ở phần cuối câu.

The cake uses two sticks of butter and ten eggs, or something like that.

Cái bánh này cần 2 miếng bơ và 10 quả trứng, hoặc tương tự vậy.

14. Okay/so

– Thường mở đầu câu như dấu hiệu bắt đầu chủ đề mới.

So what are we doing next weekend?

Mà sang tuần chúng ta sẽ làm gì nhỉ?

– Cũng có thể được dùng ngay trước khi tóm tắt vấn đề.

Okay, so we’re going to buy something for our trip this weekend.

Ok, thế thì chúng ta sẽ mua vài thứ cho chuyến đi tuần tới.

15. Right/mhm/uh huh

– Mang nghĩa tương tự với “yes”.

Right, so let’s do that.

Vậy cứ làm vậy đi.

Thảo An

Exit mobile version