Đại Kỷ Nguyên

Mẹo nhỏ giúp bạn duy trì cuộc nói chuyện với người nước ngoài

Sau quá trình gặp gỡ làm quen và bắt đầu trò chuyện, bạn cần phải biết cách duy trì cuộc hội thoại đó. Điều này hoàn toàn không dễ thực hiện, đặc biệt trong trường hợp đây là ngôn ngữ thứ hai của bạn. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn cải thiện điều đó.

Điều đầu tiên bạn cần làm là cho người đối thoại biết rằng bạn rất hứng thú khi tiếp tục nói chuyện với họ. Cách đơn giản và phổ biến nhất là liên tục đặt ra những câu hỏi. Nếu không có câu hỏi và trả lời thì cuộc hội thoại sẽ kết thúc rất nhanh.

1. Mở đầu một cuộc hội thoại

Bước đầu tiên để phá vỡ sự im lặng trong bạn đó là bạn có thể giới thiệu về bản thân:

“Hello, my name is…”

Hoặc thân mật hơn với:

“Hi, I’m …”

Bạn có thể nối tiếp lời chào bằng một câu hỏi đơn giản như:

“Where do you come from?”

hoặc một lời nhận xét về thời tiết nếu bạn đang ở ngoài trời kiểu như:

“It’s really cold today, isn’t it?”

Khi người bạn ngoại cuộc đáp lại bạn, và có dấu hiệu sẵn sàng nói chuyện với bạn, hãy bắt đầu bước kéo dài câu chuyện.

Chỉ cần một vài câu đơn giản, bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện với người nước ngoài (Ảnh: Anh ngữ Bắc Mỹ)

2. Kéo dài một cuộc hội thoại

Tìm chủ đề chung cho cả hai:

Ví dụ như bạn gặp gặp anh bạn đó đang đứng xếp hàng để mua bánh, bạn có thể nói nói: “Don’t you just hate waiting in line!” hay khi anh chàng đó đang cố qua đường, hãy nói về chủ để giao thông của nước mình.

Ví dụ: bạn và anh chàng đó cùng yêu thích thể thao, quá dễ dàng để nói chuyện đúng không? Mẹo nhỏ là bạn hãy chuẩn bị một chút kiến thức về các quốc gia nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, Australia… khi đó bạn sẽ có từ vựng, kiến thức để trò chuyện với họ.

Cách đặt câu hỏi:

Ví dụ:

“What do you like to do in your spare time?”

“I’m into watching football. I can sit in front of TV for days.”

“No kidding. You can sit for days. How much time can you sit in the front of television?”

7 vợ – 7 wife – 7 W là who, when, what, why, where, which, whom

1 chồng – 1 husband – 1 H là how

Đây là các từ để hỏi giúp bạn có được nhiều thông tin hơn và có thể kéo dài được câu chuyện.

Để giữ cho cuộc nói chuyện tiếp diễn, quan trọng là bạn phải tập cho mình có sự phản xạ ngay khi nghe người đối diện vừa nói điều gì đó, đồng thời thể hiện sự hứng thú của bản thân với câu chuyện của họ.

Ví dụ:

“That must be interesting!”

“Really? I’ve never tried that.”

“No kidding”

Một cách khác là hãy lặp lại câu bạn vừa nghe (nhớ lên giọng ở cuối câu).

Ví dụ:

“You lived in Canada? For how long?”

Thực tế luôn phức tạp hơn những gì ghi trên sách vở, nhưng hãy cố gắng nhớ các điểm chính này để cuộc nói chuyện không nhàm chán và có chiều sâu nhé. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được phần nào cách kéo dài, mở rộng một cuộc hội thoại sao cho tự nhiên nhất trong tiếng Anh, đồng thời dần cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn.

Thiện Nhân (Tổng hợp)

Exit mobile version