Body languages – hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể là cách sử dụng các dấu hiệu từ thân thể thay cho lời nói. Trong các giao tiếp thông thường, chúng ta cũng thường dùng các dấu hiệu tay để nói với người đối diện. Trong bài này chúng ta cùng học các dấu hiệu thông thường nhất và những điều thú vị về chúng nhé.
Dấu hiệu chữ “V”
Cử chỉ này được dùng rộng rãi trong thế chiến II, nó có nghĩa là “chiến thắng”.
Trong những năm 1960, khi phong trào của dân hippie (những kể lập dị, phá phách) đang thịnh hành ở Mỹ thì nó được dùng biểu thị sự “bình yên”.
Thật thú vị là cử chỉ này với lòng bàn tay quay vào phía trong lại có nghĩa là “dễ thương” ở các đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan và cả Việt Nam – như khi đứng chụp hình mọi người hay ra dấu tay này. Tuy nhiên nó lại mang ý nghĩa xúc phạm ở các nước Anh, Úc, Nam Phi, Newzealand.
Dấu hiệu “OK – Ah –OK”
Chúng ta đều quen thuộc với cử chỉ này, nó xuất phát từ ngôn ngữ cử chỉ của các thợ với ý nghĩa “mọi việc đều ổn”. Tuy nhiên, ở Mỹ và các quốc gia Châu Âu nó lại mang theo sắc thái của sự xúc phạm và dung tục.
Dấu hiệu Stop hay Stay
Ở Mỹ, dấu tay này có nghĩa là “hãy dừng lại” hoặc “ở yên đấy”. Ở Malaysia cử chỉ này được dùng phổ biến để gọi người phục vụ hoặc gọi một người nào đó để truyền tải thông điệp. Ở Ấn Độ, những người theo đạo Phật, đạo Hindu, hoặc Kỳ Na giáo dùng cử chỉ này (thực hiện bằng tay phải) với ý nghĩa là “‘an toàn rồi” và “hãy yên tâm”.
Dấu hiệu “chỉ ngón tay”
Đây có lẽ là cử chỉ phổ biến nhất khi muốn hướng sự chú ý vào ai đó. Nó cũng được dùng khi đổ lỗi, chỉ trích nếu bạn dùng ngón trỏ.
Trong các nền văn hóa phương Tây, khi dùng ngón giữa nó có nghĩa là sỉ nhục ai đó một cách tục tĩu.
Dấu hiệu “gọi ai đó”
Khi gọi ai đó hoặc cố gắng thu hút sự chú ý của người nào, bạn sẽ dùng cử chỉ này. Ở Mỹ, nó thường được dùng để gọi người phục vụ, đôi khi cũng là cử chỉ thể hiện sự quyến rũ.
Ở Nhật thì lại được coi là vô cùng thô lỗ, còn ở Singapore nó lại được dùng để chỉ cái chết.
Khi cử động ngón trỏ trong tư thế này còn được dùng để gọi chó.
Dấu hiệu “làm tốt lắm”
Chúng ta rất quen với biểu tượng này ở trên Facebook với nghĩa là “like – thích”. Ở Mỹ và một số quốc gia chấp nhận văn hóa Mỹ thì nó biểu thị cho ý “làm tốt lắm” hoặc “mọi thứ rất tuyệt”.
Trong văn hóa phương Tây nó còn biểu thị cho sự lạc quan, tích cực.
Tuy nhiên ở Trung Đông, Mỹ Latinh, Hy Lạp, Nga và Tây Phi nó lại có nghĩa là sự xúc phạm.
Dấu hiệu “thất bại”
Biểu tượng này ở đâu cũng có nghĩa là thất bại, không thể chấp nhận được, hoặc thể hiện sự khước từ.
Dấu hiệu của “niềm tin và hi vọng”
Cử chỉ này được được sử dụng rộng rãi với nghĩa là may mắn, kỳ vọng hoặc hi vọng về một điều gì đó. Trong Ki-tô giáo, nó có nghĩa là cầu chúa chống lại cái ác. Tuy nhiên trong một số văn hóa cổ đại thì nó lại có nghĩa là nói dối.
Theo buzzel.com (Thuần Thanh biên dịch)