Vì sự khác biệt về văn hoá nên có nhiều từ nếu ban dịch “word by word” thì sẽ khiến bạn rất mất điểm với người khác. Hoặc bạn sẽ bị coi là không lịch sự nếu sử dụng những từ trực diện để chỉ những sự kiện cần nói giảm nói tránh.
1. Những từ vựng, câu phổ biến tránh dùng
– Grandma: Nó có nghĩa là “bà” nhưng bạn chỉ dùng từ này với người lớn tuổi là người có quan hệ họ hàng hoặc rất thân thiết thôi nhé. Nếu không sẽ trở thành một từ rất thô lỗ mang ý nghĩa xúc phạm – nó có nghĩa là người phiền phức, vô dụng, chậm chạp. Tương tự như vậy với từ “granpa” hay “grandad” (ông). Điều đó cũng tùy thuộc vào nền văn hóa của từng nơi nhưng nếu như bạn muốn an toàn thì nên tránh dùng chúng.
– Aunt/Aunty: có nghĩa là “bà dì” nhưng cũng tương tự như “grandma”, nếu người đó không phải là bà dì họ hàng của bạn hoặc rất thân thiết như dì của bạn thì nó lại có nghĩa rất thô lỗ ám chỉ sự rất già nua, chậm chạm.
– How old are you?: Bạn bao nhiêu tuổi? Dường như là một câu hỏi quá đỗi bình thường nhưng nó lại rất không lịch sự trong giao tiếp tiếng Anh, người Anh tránh sử dụng những từ hỏi han quá trực diện hay riêng tư nó sẽ khiến họ cảm thấy không được tôn trọng. Vì vậy đừng hỏi câu này nhé.
– How much do you earn?: Bạn kiếm được bao nhiêu tiền? Câu này cũng tương tự như “How old are you?”quá riêng tư và trực diện và rất xâm phạm, thiếu tôn trọng.
– You’re looking fat! Nếu bạn cho rằng hỏi “Anh trông mập đấy nhỉ!” là một câu chào hỏi vui vẻ khi lâu rồi không gặp một người bạn tới từ nước Anh thì bạn sẽ khiến người đó bị sốc đó. Nếu bạn muốn nói ai đó trông khoẻ mạnh hay có vẻ “thịnh vượng” hãy dùng “You look heathy!/You look great” – “Trông bạn khoẻ khoắn đấy/Trông bạn tuyệt quá”.
2. Nói giảm, nói tránh
– Passed away/did not make it: Thay vì dùng từ “died – chết” hãy thay thế những cụm từ này “passed away – qua đời/Did not make it – không qua khỏi”.
Ví dụ:
How is he now doctor? – Anh ấy thế nào rồi bác sỹ?
I’m sorry, he did not make it. – Tôi xin lỗi, anh ấy đã không qua khỏi.
Tránh nói:I’m sorry, he died. – Tôi xin lỗi anh ta chết rồi.
– Little boy’s room/lady’s room: Nó chính là “toilet – nhà vệ sinh” nhưng thay vì nói trực diện như vậy thì hãy nói thành phòng vệ sinh nam – “litle boy’s room” hoặc phòng vệ sinh nữ – “lady room”.
Ví dụ:
Excuse me! Do you know where is the litle boy’s room? – Xin lỗi! Bạn có biết nhà vệ sinh nam ở đâu không?
Tránh nói: Do you know where is the toilet? – Bạn có biết nhà xí ở đâu không?
– Mentally/physically challange: Người ta sẽ hạn chế dùng từ “disable” để chỉ người khuyết tật, mà dùng từ “phýsically challange” để chỉ người khuyết tật về cơ thể. Còn “metally challange” – để chỉ người có khiếm khuyết về nhận thức một cách lịch sự, nhẹ nhàng thay thì vì nói người đó bị “thiểu năng – handicap/disable”.
Ví dụ:
His name is Tom. He is mantally challange but he is a great pianist. – Tên anh ấy là Tom. Anh ấy có khó khăn một chút trong nhận thức nhưng anh ấy là một nghệ sĩ piano giỏi.
Tránh nói:
He is disable but he can play piano very well. – Anh ta bị thiểu năng nhưng anh ta có thể chơi piano rất tốt.
– Full figured/ let himself go: Thay vì dùng từ “fat – béo” thì hãy dùng từ “full figured – tròn trịa” hay với nam giới thì có thể nói “let himself go” – thoải mái quá với bản thân (nên trở nên béo).
Ví dụ:
Hi James, longtime no see. You let yourself go ha! – Chào James, lâu quá không gặp. Dạo này trông cậu có vẻ thoải mái quá đó nhỉ!
Tránh nói: You look fat! – Trông cậu béo quá nhỉ!
– Laid off/bettween job: Bị đuổi việc hay mất việc không phải việc vui vẻ nên hãy tránh dùng từ “fired – bị sa thải” mà hãy dùng “laid off – tạm thôi việc” hay “bettween job” thay vì “uneployeed – thất nghiệp” nhé.
Ví dụ:
I’ve just heard that you’ve just been laid off, don’t worry, you are good teacher. You will find another better place. – Tớ nghe cậu mới thôi việc, đừng lo lắng, cậu là một thầy giáo tốt. Cậu sẽ tìm được một nơi làm việc tốt hơn.
Tránh nói: I’ve jusst heard that you’ve been fired. – Tớ vừa nghe nói cậu bị sa thải.
– Fell off the back of/get off the back of the truck: Đây là cụm từ để nói về việc ăn trộm nhưng cũng có lúc hoàn cảnh xô đẩy nên người tốt cũng có thể phạm sai lầm.
Ví dụ:
I know you are so hungry, so I got this bread off the back of the truck, please take. – Tôi biết bạn đang rất đói, tôi kiếm được cái bánh mỳ này, hãy cầm lấy.
– Previous enjoyed: Đồ vật nào đó trước đó đã được người chủ sở hữu rất yêu thích và giờ thì bạn có nó. Thay vì dùng từ “secondhand” hay “used” để chỉ đồ cũ thì hãy dùng nó một cách tích cực hơn “previous enjoyed”.
Ví dụ:
This car is previous enjoyed, it’s very nice. – Đây là chiếc xe rất được yêu thích trước đây, nó rất đẹp.
Tránh nói: This car is used, it’s nice huh? – Chiếc xe này đã qua sử dụng, nó đẹp ha?
– Bun in the oven/knock up: Khi một người phụ nữ mang thai mà không có gia đình hoặc bạn không biết tình trạng mang thai của cô ấy như thế nào thì thay vì dùng từ trực diện “prenant” hãy dùng hai từ thay thế trên.
Ví dụ:
Linda seem to be bun in the oven, isn’t she? – Hình như Linda mang thai phải không?
Tránh nói: Linda seem to be pregnant. – Hình như Linda có bầu.
Thiên Cầm (Tổng hợp)