Rất nhiều người gặp khó khăn trong việc học thuộc từ vựng tiếng Anh. Hãy liên tưởng đến các dẫn chứng sau đây để có thể hiểu điều then chốt của quy luật ghi nhớ từ nhé.
1. Ghi nhớ dựa vào cách sắp xếp khoa học
Một nhân viên bán thuốc tây có khả năng nhớ vị trí chính xác cả 1000 loại thuốc có trên kệ thuốc tại một cửa tiệm thuốc tây bằng cách sắp xếp tên các loại thuốc theo từng nhóm thuốc dựa trên tác dụng của thuốc.
Sau đó, bên trong mỗi nhóm thuốc gồm 50-100 loại thuốc có thể sắp xếp theo thứ tự Aphabet hoặc chia nhỏ thêm từng nhóm nữa khi phân biệt: thuốc nội, thuốc ngoại…
Như vậy có thể thấy, bạn sẽ ghi nhớ dễ dàng hơn nếu sắp xếp những điều cần nhớ theo từng nhóm dựa trên ý nghĩa hoặc tính chất của chúng và sắp xếp theo thứ tự chữ cái ABC ở cấp sắp xếp thấp nhất.
2. Chia nhỏ để ghi nhớ và học theo tính chất “bắc cầu”
Cùng nhớ lại cách học thuộc lòng một bài thơ hoặc một đoạn truyện ngắn mà bạn đã học khi học cấp 2 hoặc cấp 3 ở chương trình phổ thông. Thông thường, một học sinh giỏi có cách học: đọc một hoặc vài lượt hết toàn bộ nội dung của bài để thực sự hiểu ý nghĩa và hình dung độ dài của nó. Sau đó sẽ chia nhỏ bài học thành từng đoạn nhỏ hơn, và sau đó bạn bắt đầu học theo cách nối câu.
Nghĩa là: bạn học câu số 1, sau đó học câu số 2 phải lặp lại câu số 1, hoặc câu số 3 phải lặp lại câu 1 và 2… cứ như thế học cho đến khi nào thuộc lòng hết một đoạn. Nếu ngay từ nhỏ bạn đã chọn cho mình cách học thuộc lòng như vậy, thì rõ ràng bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ cho bất kỳ môn học nào sau này.
Cách tập luyện này được hiểu như cách “bắc cầu'” để đơn giản cho việc học và ghi nhớ nhiều thông tin, bạn có thể bắt đầu từ những đơn vị nhỏ nhất, sau đó học những phần kế tiếp nhưng phải lặp lại phần vừa đọc để tăng thêm sự lặp lại cho phần đầu và tạo sự liên tiếp cho các đoạn sau.
Thật vậy, bạn hoàn toàn có thể vận dụng quy luật trên để có thể học và ghi nhớ một số lượng lớn các từ vựng trong tiếng Anh. Theo đó, bạn có thể học thuộc lòng để tạo thành các phản xạ cho riêng mình khi kết hợp vừa học để nhớ và vừa đặt ví dụ cho từng từ, cụm từ.
3. Tạo những cái nhãn ấn tượng
Thông thường bạn có thể sẽ quên tên gọi của một người bạn học chung lớp, chung trường khi ở cấp học tiểu học. Nhưng có thể bạn vẫn còn nhớ “biệt danh” của họ nếu một ai đó được gán cho một cái tên đặc biệt mà bạn vẫn hay gọi khi còn học chung.
Ttheo cách gọi biệt danh đó, bạn sẽ liên tưởng đến những mối liên quan khác và nhớ lại tên đầy đủ của người bạn đó. Như vậy, hãy chọn những “cái nhãn” ấn tượng nhất liên quan tới tên gọi hoặc ý nghĩa của những điều bạn cần ghi nhớ để gán cho chúng.
Hãy tự là giáo viên của mình và tạo ra các nhãn cho đồ vật trong nhà nhân vật hoạt hình… Nhưng chỉ khác ở chỗ là bạn sẽ vừa đóng vai trò là giáo viên làm công việc “gán nhãn”, vừa đóng vai trò là học viên để đọc tên lần lượt chúng. Bằng cách này, bạn sẽ ghi nhớ lâu và nhiều hơn mỗi khi nhìn vào các đồ vật trong nhà. Nếu như những đồ vật đó bị thay đổi hoặc bị mất đi thì sao? Cũng như những người bạn trong cùng một lớp hôm trước mà giáo viên sắp xếp hôm nay bị xáo trộn chỗ ngồi?
Nếu bạn cứ dùng lặp đi lặp lại một từ vựng, một cụm từ một câu tiếng Anh khoảng 200 lần bạn sẽ không bao giờ quên được nữa. Vì những điều bạn vừa luyện tập đã in một vết khắc vào bộ não của bạn và sẽ ghi nhớ ở mức dài hạn.
Tổng hợp