Trưa hôm đấy, khi các bạn nhỏ khác ở nhà trẻ đã đi ngủ, chợt cậu bé John lại gần cô giáo, thì thầm:

– Thưa cô Roberts, em có thể đi uống nước được không ạ”

(Miss Roberts, Mat I drink water?”)

Cô Roberts lúc ấy cũng đang thiu thiu ngủ, đột nhiên bị đáng thức, nên trả lời hơi chút khó chịu

– Được rồi (Allowed)

– Thưa cô Roberts, em có thể đi uống nước được không ạ?, – cô lại nghe Jonh hỏi, lần này cậu nói to hơn một chút

– Được rồi (Allowed), giọng cô Roberts đã hơi gắt lên

Lần nữa, John lại nhắc lại câu hỏi, lần này to hơn lần trước

– Thưa cô Roberts, em có thể đi uống nước được không ạ?

Cô Roberts bực dọc gắt lên:

– Được rồi (Allowed)

Lần này, John hét to lên

– THƯA CÔ ROBERTS, EM CÓ THỂ ĐI UỐNG NƯỚC ĐƯỢC KHÔNG Ạ?

Nghe thấy tiếng John hét, các bạn khác bỗng giật mình thức giấc, còn cô Roberts thì thực sự nổi điên lên, quát John:

– John, có phải em muốn phá cô hay không?

Cậu bé John sợ sệt trả lời:

– Dạ không, thưa cô. Chính cô bảo em nói to (aloud) lên đấy chứ ạ.

Ở câu chuyện phía trên đã có chuyện gì xảy ra? Tại sao John lại hiểu nhầm ý của cô Roberts?

Lí do ở đây rất đơn giản, khi cô giáo nói “Allowed”, có ý là cho phép, thì John đã nghe thành “Aloud”, nên cậu bé nghĩ rằng cô giáo bảo mình nói to hơn. Hiện tượng này được gọi là “Homophone”, hay trong tiếng Việt của chúng ta, còn được gọi là hiện tượng đồng âm khác nghĩa. Thông thường chúng ta sẽ dựa vào văn cảnh (context) và nội dung của từ ngữ ở trước và sau (co-text) của từ đồng âm để xác định nghĩa của chúng.

(Sưu tầm)