Tam Tự Kinh là cuốn sách học vỡ lòng cho trẻ em và được sử dụng cho việc giáo dục tại gia. Học Tam Tự Kinh không chỉ rèn luyện sự hiểu biết về văn hóa truyền thống mà còn giúp trẻ ứng xử những tình huống mà có thể gặp sau này trong cuộc sống. Cuối mỗi bài học là trích đoạn phim gắn liền với những câu chuyện của nội dung bài học. Chuyên mục xin được giới thiệu với độc giả loạt bài học tiếng Anh qua tác phẩm giáo dục kinh điển này.

***

Bài 8: Câu chuyện Hoàng Đế và kim chỉ nam

Trong bài học chúng ta cùng xem lại câu chuyện lịch sử về sự ra đời của chiếc la bàn – một phát minh của người Trung Quốc cổ xưa cách đây 5000 năm nhé.

Bước 1: Từ vựng cần nhớ

  • mùa xuân: spring
  • mùa hè: summer
  • mùa thu: fall
  • bốn mùa: four seasons
  • phương Nam: South
  • phương Bắc: North
  • phương Tây: West
  • phương Đông: East
  • bốn phương: four direction
  • giữa, trung tâm: center
  • luân chuyển tuần hoàn: move forward and rotate
  • la bàn: compass

Bước 2: Đọc hiểu nội dung giải nghĩa

In a year, there are four seasons called spring, summer, fall, and winter. They move forward and rotate on a regular and constant path. East, West, South, and North are called the four directions. Corresponding to the center point, each direction can be determined and distinguished. The invention of the compass was based on this characteristic of nature.

.Trong một năm có bốn mùa gọi là xuân, hạ, thuđông. Chúng luân chuyển tuần hoàn theo một con đường cố định. Hướng Đông, hướng Tây, hướng Namhướng Bắc gọi là bốn phương. Đồng quy về một điểm ở trung tâm, mỗi hướng đều có thể được xác định và nhận diện. Chiếc la bàn được tạo ra dựa trên đặc tính này của tự nhiên.

Câu chuyện Hoàng đế và xe chỉ nam

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Thảo luận

1. Why are there different weather changes in the four seasons? Which season do you like? Why?

Vì sao thời tiết trong bốn mùa lại thay đổi? Mùa nào là mùa em thích nhất? Tại sao?

2. If you were lost in the mountains or at sea, what would you do?

Nếu em bị lạc trên núi hoặc ở biển, thì mình sẽ làm gì?

Theo Chánh Kiến