Đại Kỷ Nguyên

Ký ức của du khách Mỹ đầu tiên đặt chân đến Việt Nam sau chiến tranh

Trang Huffington Post (Mỹ) đã đăng tải bài viết “Truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt sẽ tạo dựng nên hình ảnh du lịch cho đất nước trong tương lai” (The Future of Vietnam travel is anchored by deep traditions) của tác giả Tamar Lowell, Giám đốc điều hành Công ty du lịch Access Trips có trụ sở đặt tại bang Washington, Mỹ. 

Việt Nam trong ký ức Tamar là hình ảnh người nông dân có nụ cười tươi tắn, đầu đội chiếc nón rơm chăm sóc đồng lúa chín, tính tình đôn hậu, chất phác. Với cô, đó cũng là cái tên gợi lên mùi sả, mùi gừng, lá bạc hà hay những gia vị đặc trưng không thể thiếu trong bữa ăn người Việt, về một thời kỳ kiên cường bảo tồn những truyền thống bén rễ trong từng thế hệ người dân. Và cô cũng không khỏi ngạc nhiên khi chúng ta có thể thoát ra khỏi cái bóng của quá khứ nhanh đến vậy, mặc cho một quá khứ đầy khó khăn.

Nữ du khách thừa nhận, chính vì những ấn tượng tốt đẹp đó mà cô có một niềm đam mê bất tận với dải đất hình chữ S này.  Lớn lên, cô tìm đọc mọi tài liệu, theo dõi Việt Nam qua mỗi thước phim hay trong từng bài báo. Khi Tổng thống Clinton dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam vào tháng 2/1994 thì ngay tháng 7 năm đó, cô trở thành một trong những người Mỹ đầu tiên đến Việt Nam sau chiến tranh.

Bức ảnh chụp người chở tre bắt cá ở Hưng Yên của nhiếp ảnh gia Lý Hoàng Long

Tamar chia sẻ cô không hề bị kì thị vì là người Mỹ, mà trái lại, cô được chào đón nồng nhiệt ở đất nước này.

Dưới đây là nội dung trong bài viết của cô:

Vietnam is a name that stirs the senses and emotions. It conjures visions of proud farmers in conical straw hats tending their rice paddies. It conjures smells of lemongrass, ginger and mint, savory spices used in Vietnamese cooking. It conjures the romance of a bygone colonial era, and the hope of a resilient people who look to a modern future, even as they retain the exotic culture and deep traditions of their ancient past.

Việt Nam là cái tên để lại cho tôi rất nhiều cảm xúc. Cái tên khiến người ta nhớ đến hình ảnh người nông dân với chiếc nón lá đang cần mẫn trên cánh đồng bao la, trên những luống rau thơm và xanh mướt với đủ các loại như lá chanh, gừng, bạc hà, húng…được sử dụng trong chế biến những món ăn Việt Nam. Cái tên gợi lên vẻ đẹp kiêu sa của nét kiến trúc Pháp và dấy lên niềm hy vọng của con người nơi mảnh đất kiên cường này về tương lai tươi sáng. Và thật kỳ lạ bởi giữa dòng chảy hiện đại đang cuồn cuộn trong đời sống thường nhật thì những con người nơi đây vẫn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống lâu đời mà tổ tiên để lại.

It conjures the romance of a bygone colonial era, and the hope of a resilient people who look to a modern future, even as they retain the exotic culture and deep traditions of their ancient past.

Và thật kỳ lạ bởi giữa dòng chảy hiện đại đang cuồn cuộn trong đời sống thường nhật thì những con người nơi đây vẫn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống lâu đời mà tổ tiên để lại.

As long as I can remember I’ve had a fascination and an affinity for Vietnam. Growing up, I read everything I could on the country, watched every movie. I took a course in college on the French and American Indochina wars. So when President Clinton lifted America’s trade embargo in February of 1994, just as I was planning my graduation adventure, I didn’t think twice. In July, 1994, I was among the first Americans to visit Vietnam after the war. Over the past two decades I’ve watched the country embrace rapid change while still retaining its distinct character, deep-rooted traditions, and the warmth and openness of its people.

Trong ký ức của tôi, Việt Nam là một đất nước rất thu hút và lôi cuốn. Khi lớn lên, tôi đã tìm đọc và xem rất nhiều phim ảnh nói về đất nước thân thương này, thậm chí tôi còn tham dự một khóa học để tìm hiểu về lịch sử Đông Dương. Cho đến tháng 2 năm 1994, khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, tôi đã lên kế hoạch đến Việt Nam. Đến tháng 7 năm 1994, tôi là một trong số những người Mỹ đầu tiên được đến Việt Nam sau chiến tranh. Và trong hơn hai thập kỷ qua, tôi vẫn luôn dõi theo những bước phát triển nhanh chóng của Việt Nam, nhưng dù có thay đổi thì vẫn luôn toát lên vẻ đẹp riêng đó chính là văn hóa truyền thống lâu đời, là sự thân thiện và cởi mở của con người nơi đây.

Người phụ nữ bán hàng rong trong một khu chợ của Hà Nội. (Ảnh: www.huffpost.com)

I vividly remember the day I arrived in Saigon, the overwhelming wave of excitement. The city looked exactly as I’d pictured it, like it hadn’t changed at all since America’s departure in 1975. The Vietnamese (particularly the Southerners) are very outgoing, and my red hair was pretty eye-catching, so people immediately approached me on the street. Most people assumed I was French, but when a man asked me in English where I was from I was startled and mumbled “…merica”, a bit nervous about his reaction. Unbelievably, I got a big, broad smile, a response which was to be repeated for the rest of my time in Vietnam.

Tôi nhớ như in ngày đầu đặt chân đến Sài Gòn, trong lòng tôi ngập tràn niềm hứng khởi. Thành phố hiện ra trước mắt giống như những gì tôi đã đọc, đã xem qua, và dường như không có gì thay đổi kể từ khi chiến tranh kết thúc. Người Việt Nam vô cùng thân thiện và cởi mở, mái tóc nhuộm đỏ của tôi trở thành tâm điểm chú ý của nhiều người, và họ đã tiến đến bắt chuyện với tôi. Hầu hết mọi người đều nghĩ tôi là người Pháp, nhưng khi có người hỏi tôi từ đâu tới bằng tiếng Anh, có một chút lo lắng trong tôi sau câu trả lời ngập ngừng “nước Mỹ”. Nhưng không thể tin được, đáp lại tôi là những nụ cười thân thiện, điều này khiến tôi trở nên nhẹ nhõm hơn trong suốt thời gian lưu trú tại Việt Nam.

I can’t profess to understand how or why the Vietnamese people were able to move on, despite having lost between one and three million people in the war, but in all my time in Vietnam, I have never, not once after that first day, been uncomfortable about being an American. I have always been treated graciously, kindly, and warmly. I was scheduled to stay for two weeks, but the following day I extended my stay to a month. It was not always an easy trip, but it was incredible, and life-changing in so many ways. I was about to start my first job in the travel industry, and I vowed I would one day come back to Vietnam to work.

Tôi luôn tự hỏi bằng cách nào mà con người nơi đây có thể vượt qua để đón chào những điều tốt đẹp trong tương lai, mặc dù đã mất từ một đến ba triệu người trong chiến tranh. Dù tôi là người Mỹ nhưng trong suốt khoảng thời gian lưu lại đây, tôi luôn được đối xử ân cần, chân thành và ấm áp. Kế hoạch đến Việt Nam của tôi lần này là hai tuần nhưng sau đó tôi đã thay đổi ý định và lưu lại đây 1 tháng. Đó là một chuyến đi không dễ dàng, nhưng những điều tôi được trải nghiệm thì không gì có thể so sánh được và nó đã thay đổi cuộc đời tôi. Hồi đó, tôi dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành, và tôi cũng hứa với lòng mình sẽ có một ngày trở lại làm việc tại đất nước này.

I can’t profess to understand how or why the Vietnamese people were able to move on, despite having lost between one and three million people in the war, but in all my time in Vietnam, I have never, not once after that first day, been uncomfortable about being an American. I have always been treated graciously, kindly, and warmly.

Tôi luôn tự hỏi bằng cách nào mà con người nơi đây có thể vượt qua để đón chào những điều tốt đẹp trong tương lai, mặc dù đã mất từ một đến ba triệu người trong chiến tranh. Dù tôi là người Mỹ nhưng trong suốt khoảng thời gian lưu lại đây, tôi luôn được đối xử ân cần, chân thành và ấm áp.

Fast forward twenty years and now I run Access Trips, a boutique adventure travel company which has just launched a culinary tour in Vietnam. We go deep into the culture as we cook (and eat) our way from Saigon to Hanoi, stopping en route to visit the UNESCO World Heritage site of Hoi An and the former imperial capital of Hue. Our guests connect with villagers, urban hipsters, street food and market vendors, traditional and modern chefs, artists, and descendants of the royal family, allowing them to experience the evolution of the complex and rich Vietnamese culture.

Sau 20 năm kể từ chuyến đi ấy, tôi hiện giờ đang điều hành công ty du lịch Access Trips, một công ty chuyên cung cấp các tour du lịch ẩm thực đến Việt Nam, giúp du khách khám phá chiều sâu văn hóa qua nghệ thuật ẩm thực dọc theo đất nước, kết nối du khách với cộng đồng địa phương, thưởng thức ẩm thực đường phố, những gánh hàng rong hay tìm hiểu về nghệ thuật đương đại, gặp gỡ con cháu hoàng tộc để giúp du khách phần nào hiểu thêm về sự đa dạng trong bản sắc văn hóa Việt.

Tamar hạnh phúc bên gia đình nhỏ. (Ảnh: Fb Tamar)

The first time I was there, Vietnam was very much a communist country in name and in practice, and the service levels, or lack thereof, reflected it. I clearly remember thinking that this country had so much to offer visitors, but they needed to get their act together and understand what Westerners expected service-wise, or people would not come. Well, they did just that. Tourism to Vietnam has grown almost six-fold over the past twenty years, and the service we experience now in hotels, in restaurants, and in stores, is excellent. Unlike other developing countries, you are not bombarded by hawkers on the street – approached, yes, but respectfully. In taxis, if you tell them you want to use the meter, they turn on the meter, no hassle.

Ngay từ lần đầu tiên đặt chân đến đất nước này, tôi đã nhận ra nơi đây có rất nhiều thứ hấp dẫn du khách, chỉ cần mọi người biết đồng lòng và tìm hiểu được nhu cầu của du khách. Người dân nơi đây đã làm được điều đó khi lượng khách du lịch đến Việt Nam hiện giờ tăng gấp 6 lần so với thời điểm cách đây hai mươi năm, các loại hình dịch vụ phục vụ du khách từ khách sạn đến nhà hàng ngày càng được hoàn thiện. Không như các nước đang phát triển khác, du khách đến đây được người dân bản địa tôn trọng, không bị chèo kéo bởi những gánh hàng rong, hay khi đi taxi du khách cũng có thể chọn lựa hình thức tính phí. 

I’m so inspired by both the individuals I’ve met in Vietnam, and by the resilience and spirit of the society as a whole. The country is moving forward, but the charm remains: in the beautiful old buildings; the hanging silk lanterns; the women who still wear traditional cone hats, not because they’re iconic, but because they’re functional; and in the kindness and warmth of the locals. 

Những con người cụ thể tôi từng gặp cũng như sự kiên cường và gắn kết của cả cộng đồng nơi đây đã mang đến cho tôi nguồn cảm hứng vô tận. Dù đất nước có thay da đổi thịt từng ngày thì nét đẹp văn hóa truyền thống ấy vẫn ẩn hiện đâu đó trong những biệt thự cổ kính mang đậm kiến trúc Pháp, những chiếc đèn lồng lấp lánh trong đêm, những người phụ nữ đội nón lá trong tà áo dài thướt tha và cả những cử chỉ thân thiện, mến khách.

I’m so inspired by both the individuals I’ve met in Vietnam, and by the resilience and spirit of the society as a whole.

Những con người cụ thể tôi từng gặp cũng như sự kiên cường và gắn kết của cả cộng đồng nơi đây đã mang đến cho tôi nguồn cảm hứng vô tận.

It is truly amazing how Vietnam’s tourism has evolved in the last twenty years, without losing its soul or its character.

Thật đáng kinh ngạc bởi sau hai thập kỷ, ngành Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng không hề đánh mất đi bản sắc văn hóa đặc trưng lâu đời của đất nước.

Tư liệu tham khảo: www.huffpost.com

Thiện Nhân

Exit mobile version