Đại Kỷ Nguyên

Làm sao để nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cao cho trẻ?

Ảnh minh họa (nguồn: Sức khỏe).

Thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” (EQ) đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Vậy EQ là gì? Làm thế nào để cải thiện trí tuệ cảm xúc cho trẻ?

Ngày càng có nhiều phụ huynh coi trọng việc nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của con cái. Nếu IQ xác định hướng đi của một người, thì EQ sẽ quyết định liệu người ấy có thể đi theo hướng đó bao xa.

Trí tuệ cảm xúc là thứ có thể được trau dồi, đặc biệt đối với trẻ em. Việc nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của một cá nhân đạt hiệu quả cao nhất và quan trọng nhất trong thời thơ ấu. Nhưng trí tuệ cảm xúc nên được trau dồi như thế nào? Thông thường, một đứa trẻ sẽ có chỉ số EQ thấp trong những trường hợp sau:

Khi đó, đứa trẻ sẽ không cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc, thay vào đó, nó sẽ dần trở nên thờ ơ, ích kỷ, lo lắng… Nhìn chung, trước 18 tuổi là thời điểm tuyệt vời để trau dồi trí tuệ cảm xúc của con bạn. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn giúp con nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc bản thân:

1. Dạy trẻ các kỹ năng sinh tồn và tự lập

Có một câu chuyện kể về một nhóm trẻ em đi dã ngoại trên núi bị lạc đường. Trải qua một đêm kinh hoàng trong ẩm ướt và đói khát, chúng tuyệt vọng và bắt đầu khóc than. “Mọi người sẽ không bao giờ tìm thấy chúng ta nữa”, một đứa trẻ vừa khóc vừa nói, “Chúng ta sẽ chết ở đây”.

Tuy nhiên, Evre, 11 tuổi, bước ra và bình tĩnh nói: “Tớ không muốn chết!”. Cô bé nói chắc chắn: “Cha tớ dạy, miễn là chúng ta đi dọc theo con suối, dòng suối sẽ đưa chúng ta đến một dòng suối lớn hơn và cuối cùng chúng ta sẽ đi đến một thị trấn nhỏ. Tớ sẽ đi bộ dọc theo con suối, các cậu có thể đi theo tớ”.

Kết quả là, cả nhóm đã thoát ra khỏi khu rừng một cách an toàn dưới chỉ dẫn của Evre.

Ảnh minh họa (nguồn: Vietnamnet).

Có lẽ, mọi người sẽ nghĩ rằng cô bé Evre có tài năng thiên bẩm hơn người, nhưng rõ ràng, kỹ năng này không phải bẩm sinh, mà nhờ vào sự giáo dục của cha cô bé.

Thực tế, các nước phương Tây, cả Nhật Bản ở Đông Á, rất coi trọng giáo dục sinh tồn của trẻ em. Khi trẻ đủ hiểu biết, chúng ta nên dạy chúng học cách sống sót và tự lập, học cách tự đứng dậy sau vấp ngã, học lễ nghi trong ăn uống, tự sắp xếp đồ đạc cá nhân, cách làm thế nào để bảo vệ chính mình trong các tình huống…

2. Nuôi dưỡng sự đồng cảm

Một người biết đồng cảm có thể cảm nhận được hạnh phúc và nỗi buồn của người khác, nhờ vậy sẽ có một mối quan hệ tốt với mọi người. Điều này sẽ khiến cá nhân ấy hạnh phúc.

Nếu người ấy có thể nghĩ cho người khác, thì họ phải là một người có trái tim rộng mở, chứ không thể là một người ích kỷ, không hiểu biết. Đồng thời, người biết đồng cảm là người có thiện tính, đó là bản tính của con người.

Ảnh minh họa (nguồn: Giáo dục).

Nhiều bậc cha mẹ luôn phàn nàn: “Tôi hàng ngày vất vả thức khuya dậy sớm chăm lo cho con, không ngờ lại nuôi dưỡng một đứa con vô cảm như vậy, hoàn toàn không hiểu được sự hy sinh của bố mẹ!”.

Tại sao điều này xảy ra? Trên thực tế, thông thường họ không chú ý đến việc bồi dưỡng sự đồng cảm cho trẻ em, điều này dẫn đến việc trẻ không quen suy nghĩ về các vấn đề từ quan điểm của cha mẹ.

Một cách tốt để nuôi dưỡng sự đồng cảm của con bạn là bày tỏ cảm xúc của bạn với đứa trẻ và hỏi: “Con sẽ làm gì nếu con là bố mẹ?”.

3. Nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm

Trẻ em có trí tuệ cảm xúc cao có sự hiểu biết rõ ràng hơn về các quy tắc mà chúng nên tuân thủ và các nghĩa vụ mà chúng nên thực hiện. Khi phạm sai lầm, trẻ có thể dũng cảm đối mặt và tự chịu trách nhiệm thay vì khóc lóc và lừa dối.

Những đứa trẻ được giáo dục tốt thường là những đứa trẻ có trách nhiệm. Khi đã hứa với cha mẹ điều gì thì chúng sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện được lời hứa, chứ không ỷ lại vào việc còn nhỏ tuổi để tùy tiện thất hứa để rồi phải hối tiếc.

Trẻ em tò mò luôn thử làm mọi thứ, nhưng chúng rất trong sáng và làm việc tùy hứng.

Do đó, ngay cả đối với những việc nhỏ, cha mẹ phải có sự kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả, để nuôi dưỡng những thói quen tốt của trẻ về sự kiên trì, nghiêm túc và trách nhiệm.

Ảnh minh họa (nguồn: Mầm non Long Biên).

Ví dụ, khi trẻ muốn trồng cây và nuôi động vật, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ hứa sẽ tưới nước thường xuyên cho cây hoặc cho thú nhỏ ăn đầy đủ trước khi đồng ý với yêu cầu của trẻ.

Trong quá trình trẻ thực hiện, cha mẹ cần thường xuyên giám sát và nhắc nhở. Cha mẹ cần nói cho trẻ biết hậu quả của việc bỏ bê chăm sóc, để trẻ chịu trách nhiệm.

4. Khả năng quản lý cảm xúc

Một đứa trẻ có giáo dục sẽ không trút nỗi bất bình ở trường lên cha mẹ, bởi vì chúng ta không thể để những người vô tội phải hứng chịu tâm trạng tồi tệ của chúng ta.

Quản lý cảm xúc bao gồm hai khía cạnh. Một là có thể thể hiện cảm xúc của bạn một cách trọn vẹn mà không cần kìm nén. Khía cạnh thứ hai là bạn giỏi kiềm chế cảm xúc của mình và giỏi nắm bắt sự biểu lộ cảm xúc.

Hãy lấy việc thể hiện sự tức giận của trẻ em làm ví dụ. Khi một số cha mẹ chỉ trích và trừng phạt con cái, họ không cho phép chúng biện minh, không cho phép khóc và thậm chí cũng không cho trẻ được phép bày tỏ sự không hài lòng.

Theo thời gian, những đứa trẻ như vậy sẽ trở nên phục tùng, chán nản hoặc trầm cảm ở bề ngoài, nhưng sau lưng thì oán giận, phá phách. Điều này hoàn toàn không có lợi cho việc nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc.

Ảnh minh họa (nguồn: Abacus Master).

Một cách thích hợp, khi phê bình một đứa trẻ, cha mẹ cần cho phép đứa trẻ giải thích để nó nói sự thật. Khi đứa trẻ bị trừng phạt, nên để trẻ được khóc, tỏ rõ sự không hài lòng và tức giận của mình. Hãy để đứa trẻ thể hiện đầy đủ sự tức giận và đau khổ của mình, đừng bắt chúng kìm nén nó. Chúng ta không hy vọng rằng con của mình sẽ không biết tức giận, mà điều quan trọng là phải dạy chúng cách thể hiện sự tức giận đúng cách.

Nếu chúng ta có thể giáo dục và hướng dẫn trẻ em với sự bao dung tuyệt vời, chúng có thể dần dần học cách kiểm soát cảm xúc của mình. Khi gặp chuyện vui không quá bốc đồng, khi gặp chuyện buồn cũng sẽ không tuyệt vọng hay bất lực, khi tức giận sẽ không mất kiểm soát và có thể giải quyết những cảm xúc tiêu cực bằng cách chờ đợi, chuyển giao và điều chỉnh.

***

Trước 18 tuổi, nghĩa là trước khi trẻ đến tuổi trưởng thành, cha mẹ hãy cố gắng phát triển trí tuệ cảm xúc cho con, còn sau 18 tuổi, sự phát triển tâm lý của trẻ về cơ bản đã bị rập khuôn, và sẽ khó khăn hơn để rèn luyện. Đối với một người sắp bước vào đời sống xã hội một cách độc lập, EQ quan trọng hơn IQ, bởi:

Chúc các bậc làm cha mẹ thành công trong hành trình nuôi dạy con cái.

Huyền Thanh – Thiện Tâm

Video xem thêm: “Thương cho roi cho vọt” có phải là cách dạy con khôn ngoan? 90% cha mẹ đang lầm tưởng tai hại

Exit mobile version