Lễ nghi trên bàn ăn, có quan hệ mật thiết với sự giáo dục của gia đình mà đứa trẻ tiếp thụ khi còn nhỏ. Người bất nhã trên bàn ăn, đầu tiên không chỉ phản ánh thói quen mà còn phản ánh sự giáo dục từ cha mẹ.
1. Giáo dục của cha mẹ quyết định sự giáo dưỡng của con cái
Hôm đó tôi cùng bạn đi ăn cơm nhà hàng, có cặp vợ chồng mang theo đứa con trai 9 tuổi, trong suốt bữa ăn đứa trẻ đó không chịu ngồi yên ngoan ngoãn, không ăn bao nhiêu mà chạy loạn khắp nơi. Cậu bé còn chen vào bàn ăn của những người khách khác, bới móc đồ ăn ưa thích của mình trên bàn, cuối cùng phải đổ một đống đồ ăn trong bát của mình. Tuy nhiên người mẹ đứa bé coi như không có chuyện gì xảy ra, chỉ lo nói chuyện với những người xung quanh, dường như không thấy được phản ứng của những vị khách bị đứa trẻ vấy bẩn nước canh.
Trong lúc nói chuyện, người mẹ đó nói rất nhiều về chuyện học của con mình, thành tích các môn học đều rất tốt, đứa trẻ thật cao lớn và đẹp trai, là lớp trưởng trong lớp. Nhưng người mẹ vẫn còn chưa hài lòng về thành tích của con trai, nói thêm rằng sẽ chuyển nó sang một lớp khác còn tốt hơn.
Nếu tiếp tục theo chiều hướng ấy, 30 năm sau, đứa bé này phải chăng sẽ trở thành nhân sĩ “3 cao”: lương cao, thành công cao và địa vị xã hội cao? Mặc dù như thế, nhưng tôi nghĩ, dựa vào biểu hiện của cậu bé và thái độ của người mẹ, chỉ e rằng anh ta sẽ thất bại bởi hai chữ “giáo dưỡng” này. Vì sao nói như vậy? Bởi vì tôi đã nghe qua sự việc từng xảy ra như vậy rồi.
2. Giáo dưỡng sẽ quyết định sự phát triển trong tương lai của trẻ
Cách đây mấy hôm, một người bạn đồng nghiệp kể với tôi một chuyện. Khi công ty chúng tôi tuyển dụng thì phát sinh một sự việc, bấy giờ có người mới vừa được nhận. Anh ấy tốt nghiệp đại học danh tiếng, bản lý lịch cực đẹp, bài thi viết vào công ty có điểm cao, sau đó được mời tham gia bữa tiệc họp mặt. Trong bữa tiệc, người đồng sự mới này đàm luận viển vông, nước bọt bắn tung tóe, xem những người khác không ra sao cả. Những người cũ trong công ty thì thấy thất vọng vô cùng. Cuối cùng đại diện công ty phải nói với anh ta: Mặc dù anh có năng lực ưu tú, nhưng không hiểu được cách tôn trọng người khác, không có giáo dưỡng, nên chúng tôi không thể nhận vào.
Lễ nghi trong ăn uống là vô cùng quan trọng, vì việc ăn uống là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi người. Chúng ta cùng nhau ăn cơm với bạn đồng sự, cùng nhau ăn cơm với bạn bè, cùng nhau ăn cơm với người nhà, nói chuyện làm ăn trên bàn ăn, giao thiệp thân tình trên bàn ăn, phát triển quan hệ trên bàn ăn…
Có thể khẳng định rằng: Dưỡng thành lễ nghi tốt trên bàn ăn, chính là tiền đề quan trọng đảm bảo cho con cái thành công trong sự nghiệp khi bước vào xã hội trong tương lai. Dưỡng thành loại giáo dưỡng này, chính là cha mẹ đang lưu cấp lại cho con cái một tài sản vô hình có giá trị nhất, loại tài sản này là vĩnh viễn và vô hạn.
3. Bồi dưỡng cho con cái lễ nghi trên bàn ăn, cha mẹ phải hết sức coi trọng
Trên bàn ăn, càng ngày càng có nhiều cha mẹ chú ý đến dinh dưỡng cho con cái mà rất ít chú ý đến giáo dưỡng. Chúng ta thường thấy những đứa trẻ ăn uống không nhã nhặn: nằm dài trên bàn, đem những đồ ăn trên đĩa chọn cái này cái kia, đảo qua đảo lại, thấy được món ăn yêu thích thì liều lĩnh lấy ngay vào trong bát của mình, khi dùng canh thì phát ra âm thanh sụp sụp… Với điều này, phụ huynh thấy nhưng nhiều khi không quản, đứa trẻ làm mãi cũng thành quen, thậm chí người lớn cũng cười trừ mà bỏ qua.
Khi bạn không để mắt đến giáo dưỡng trên bàn ăn cho trẻ, bạn chính là đã đóng đi một cánh cửa cho sự phát triển của trẻ. Trên bàn ăn, thông qua tư thế, động tác, dáng vẻ, biểu hiện, ánh mắt v.v…, bạn đang dùng những loại ngôn ngữ đặc biệt đó để nói cho mọi người bạn là ai, tâm thái bạn như thế nào, bạn tôn trọng người khác hay bạn chẳng coi ai ra gì, bạn là người tràn ngập tự tin hay ủ dột trong cuộc sống… Thời gian của một bữa cơm đơn thuần, đủ để liễu giải được bạn là ai rồi.
Vậy nên, bồi dưỡng tốt cho con cái ngôn ngữ trên bàn ăn, còn ý nghĩa hơn là giúp chúng uốn nắn những thói quen xấu đó.
4. Con cái trên bàn ăn, cần bồi dưỡng những thói quen tốt sau:
- Trước khi dùng cơm mời người lớn trước, sau đó mới mời người nhỏ. Nhà thì có tôn ti trật tự, sau khi ngồi vào bàn thì mới bắt đầu động đũa.
- Học cách cầm bát chính xác, ăn cơm: ngón tay cái của trẻ đặt tại vành chén, bốn ngón còn lại đặt ở dưới chén (tay trái cầm bát như rồng ngậm ngọc, tay phải cầm thìa/đũa như phượng gật đầu); điều đó sẽ dưỡng thành thói quen.
- Trong lúc dùng cơm, duy trì mặt bàn sạch sẽ.
- Khi dùng cơm, nhai từ tốn rồi nuốt chậm rãi, khi ăn không được nói; khi dùng canh không phát ra tiếng động.
- Không đảo và lựa đồ ăn trong mâm, có một số món là dùng đũa chung để gắp, khi trên đũa cá nhân mà có dính đồ ăn của mình trước đó, thì không được gắp vào món chung.
- Không được hướng dụng cụ khi ăn như đũa, nĩa, … chỉ vào người khác.
- Khi dùng ba bữa cơm trong ngày phải đúng giờ, đúng lượng, không được kén ăn, không ăn uống quá độ, trân quý đồ ăn và chớ lãng phí.
- Khi ra khỏi bàn ăn thì hãy ăn hết phần thừa trong bát, rời khỏi ghế, hướng về người bạn ngồi cùng và nói: “Hãy dùng chậm rãi, tôi xin phép đi trước”.
Nếu hiện tại có thể biết rõ, con bạn 30 năm sau là thế nào, làm công tác gì, kết hôn với ai, đạt được thành tựu gì, bạn hãy một lần nữa xem kĩ giáo dục cho con cái, sau đó sẽ phát hiện: Liệu có chút làm được không đủ, mà có chút lại làm quá nhiều không? Hiện tại hết thảy mọi thứ đều còn kịp.
Theo soundofhope.org
Mạn Vũ biên dịch