Thầy Thượng Minh, một thầy giáo nổi tiếng từng thổ lộ trên facebook cá nhân rằng: “Tốt nhất đừng đưa con mình tới lớp học thêm”.
Lớp học thêm ở đây là chỉ các môn văn hóa. Chắc hẳn mọi người có thể cảm thấy rất kinh ngạc: Vì sao một thầy giáo chuyên dạy thêm nổi tiếng lại nói ra những lời này?
Mục đích khi đưa một đứa trẻ tới lớp học thêm là: Nhanh chóng nâng cao thành tích học tập
Lớp học thêm vô cùng phổ biến tới mức gần như đã thành thông lệ. Có không ít các bậc phụ huynh vì muốn con đỗ đạt vào trường điểm mà đưa con mình tới các lớp học thêm. Mục đích của họ không ngoài việc mong muốn thành tích học tập của con em mình nhanh chóng được cải thiện.
Chỉ cần thành tích của trẻ được nâng lên thì về căn bản phụ huynh cũng không để ý tới việc dùng phương pháp nào, mà tất cả chỉ đều bàn luận xung quanh thành tích kiểm tra của nhà trường.
“Học theo kiểu nhồi vịt” – hiệu quả tức thời nhưng lại bóp nghẹt khả năng tư duy của trẻ
Rất nhiều thầy cô cũng đều hiểu được điều này. Nhưng trước đòi hỏi bức thiết của phụ huynh và nhà trường về chạy đua với thành tích nên phương pháp “nhồi vịt” với hiệu quả tức thời, có thể nhìn thấy, lại khá được đón nhận.
Con đường tắt ngắn nhất chính là “học theo kiểu nhồi vịt”, đưa ra công thức và cách giải quyết. Mặc dù cách này nhanh nhất nhưng thầy Thượng Minh lại nói rằng: “Đây cũng là con đường hữu hiệu nhất để bóp nghẹt tư duy của trẻ”.
“Thà mất nhiều thời gian hơn để giải thích nguồn gốc và ý nghĩa đằng sau mỗi công thức”
Thầy giáo Thượng Minh chia sẻ kinh nghiệm dạy học của bản thân. Khi còn là giáo viên dạy toán nổi tiếng của một lớp học thêm, ông dạy các em nhỏ 6 tuổi chuẩn bị thi vào trường chuyên. Thầy Thượng Minh cho rằng: “Cái gốc của toán học là ở việc hiểu, chứ không phải ở công thức và cách giải bài!”. Cho nên ông thà dành nhiều thời gian giải thích nguồn gốc của công thức để bọn trẻ hiểu được cách “làm bài thế nào”, và hiểu được “vì sao” lại làm vậy.
Nhưng đổi lại, các bậc phụ huynh lại chẳng hài lòng
Nhưng cũng có học sinh không thể thích ứng được. Bởi lẽ các thầy cô trước kia đều đưa ra công thức cho chúng để chúng dùng cách nhanh nhất mà tìm ra câu trả lời. Còn cách dạy của thầy Thượng Minh đối với một vài học sinh và phụ huynh mà nói lại vô cùng “lãng phí thời gian”.
Có phụ huynh còn phản ứng lại rằng: Trong cách giải bài của trẻ không nhìn thấy bất kỳ một “công thức” nào.
Lẽ nào thầy giáo đang trà trộn vào cho đủ số, chẳng dạy dỗ gì cả nên mới không có công thức nào cho học sinh?
Nhưng khi học sinh đã dần dần quen với cách dạy mới, các em sẽ chủ động hỏi xem công thức này “từ đâu” mà đến
Sau đó thầy chủ nhiệm hẹn ông nói chuyện riêng, nhưng ông vẫn kiên trì làm theo cách dạy này. Thầy chủ nhiệm bất lực đành yêu cầu ông giao lại bài vở môn toán trên lớp, còn thầy Thượng Minh chỉ tiếp tục dạy ngoài giáo trình.
Sau khi môn học kết thúc, một học sinh tới phản ánh với ông rằng: “Ban đầu thầy dạy chúng em không hiểu vì không có công thức gì cả. Dần dần chúng em mới hiểu cách dạy của thầy, em mới phát hiện ra em bắt đầu hiểu về môn toán!”.
Em học sinh này cũng nói rằng khi lên lớp thầy chủ nhiệm dạy các em cách tính trực tiếp mà em không hiểu vì sao lại vậy. Thế là thầy Thưởng Minh nhẫn nại giải thích cho học trò ấy nghe. Cậu bé tỏ vẻ mãn nguyện nói: “Em hiểu rồi ạ!”.
Ông cho rằng: “Chỉ cần hướng dẫn trong vòng 2, 3 phút là học sinh có thể hiểu rõ đạo lý đằng sau đó. Sao cứ phải ‘giấu đi một tay’ nhỉ?”.
Ông còn nói: “Không có học sinh không học được, chỉ có giáo viên không biết cách dạy!”.
Chỉ một mực yêu cầu thành tích thì cuối cùng đổi lại là những đứa trẻ không biết tư duy
Nếu ông chỉ là một người truy cầu hiệu quả tức thời thì học sinh mãi mãi cũng không thể học được cách tư duy độc lập. Nhưng với yêu cầu thi cử ở trường và của các bậc phụ huynh ngày nay thì những lớp học thêm không chú trọng tới tốc độ cải thiện thành tích như thế này về căn bản là không thể tiếp tục duy trì.
Lần nọ có vị phụ huynh yêu cầu thay giáo viên, thậm chí còn đổi cả lớp học thêm vì muốn con sớm đạt được “lợi ích trước mắt” như thế.
Thầy Thượng Minh nói rằng: “Về việc học thêm của trẻ, đa phần học sinh trong lớp học thêm không hiểu rõ những gì mình đang học. Chúng lại càng không biết “Đúng là vì sao mà đúng; sai là sai ở đâu!”.
Lối tư duy giáo dục như thế này được ươm mầm trong tâm hồn trẻ, đợi đến khi trẻ lớn lên chúng cũng sẽ đối đãi với chính bản thân mình như vậy. Điều này vô tình tạo nên một vòng tròn ác tính. Nhịp sống của xã hội ngày nay đang bị cuốn đi như vậy.
Nếu người ta nói thế nào trẻ làm theo thế nấy, mà không hiểu cách tư duy độc lập là như thế nào thì không thể thành những bậc vĩ nhân!
Cuối cùng ông chân thành đề xuất với các bậc phụ huynh rằng: “Thà rằng thành tích của trẻ kém cỏi cũng đừng để chúng học đến đầu óc mê muội!”.
Theo Cmoney
Hiểu Mai biên dịch