Đại Kỷ Nguyên

Nhớ 5 mẹo này, cả nhà thi nhau làm toán

“Vừa học vừa chơi” là chiếc chìa khóa vạn năng cho trẻ em, đặc biệt với những môn học thường bị cho là “vừa khô vừa khó” như Toán. 

Nói đến cộng, trừ, nhân, chia là nghĩ ngay đến Toán học. Toán học không chỉ là một môn học trên lớp mà còn ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày khi cần làm một phép tính hay giải quyết một bài toán thực tế nào đó. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì Toán học là thứ phức tạp và rắc rối.

Thực ra, nếu biết một số mẹo tính toán nhanh thì Toán học sẽ trở nên dễ dàng và thú vị hơn hẳn. Bố mẹ hãy tích lũy những mẹo này giúp con mình thấy môn Toán hay hơn, đồng thời cả nhà thi nhau làm toán thì thật thú vị.

Hãy chuẩn bị 1 mảnh giấy trước khi bắt đầu:

Dùng bàn tay để tính nhanh phép nhân 9

Xòe 2 bàn tay ra, sau đó đánh số các ngón tay lần lượt từ trái qua phải theo thứ tự từ 1 đến 10, mỗi ngón tay tương ứng 1 số.

Lấy ví dụ, phép tính 4×9. Tìm ngón tay số 4 rồi uốn cong ngón tay đó. Bây giờ đếm số ngón tay bên trái và số ngón tay bên phải của ngón uốn cong. Bên trái có 3 và bên phải có 6. Kết quả phép nhân này là 36.

Ta làm một phép tính khác: 5×9. Tìm ngón tay số 5 rồi uốn cong ngón tay đó, đếm bên trái ngón uốn cong có 4 ngón tay, bên phải có 5 ngón tay. Kết quả phép tính đúng như mong đợi: 45.

Tương tự như vậy, bạn có thể đố trẻ các phép nhân với 9 như 1×9, 2×9, 3×9, 6×9, 7×9, 8×9, 9×9.

Nhân số có 3 chữ số

Giả sử thực hiện 1 phép tính sau: 652×6. Hãy vẽ bảng và điền số 652 và 6 theo hình:

Nhân mỗi chữ số với 6 rồi nhập kết quả vào bảng.

6 x 6 = 36

5 x 6 = 30

2 x 6 = 12

Cộng các số lại với nhau theo hàng chéo. Các con số hàng ngang xếp lại thành kết quả của phép tính: 3912.

Nhân số lớn

Nếu cần nhân số lớn thì hãy chia nhỏ ra sẽ dễ dàng hơn, quy tắc ở đây là tách ra các số tròn 10, 100 rồi mới làm phép nhân.  

Cộng số lớn

Nếu cần cộng số lớn thì hãy chia nhỏ ra sẽ dễ dàng hơn, quy tắc ở đây là tách ra các số tròn 10, 100 rồi mới làm phép cộng.  

Nhân số bất kỳ với 11

Để nhân bất kỳ số có 3 chữ số trở lên (số gốc) với 11, hãy làm lần lượt các phép cộng giữa 2 chữ số lân cận nhau trong số gốc. Kết quả của phép nhân chính là “biến thể” của số gốc. Bằng cách giữ lại 2 chữ số ngoài cùng trái và ngoài cùng phải của số gốc, xóa những chữ số bên trong đi để thay vào đó là kết quả các phép cộng ta sẽ có được kết quả phép nhân. 

Ví dụ một phép tính 1523 x 11. Bắt đầu bằng cách cộng tất cả các cặp số cạnh nhau trong số gốc theo thứ tự: 1 + 5 = 6; 5 + 2 = 7; 2 + 3 = 5. Bây giờ trong số 1523 xóa các số ở giữa đi, chỉ để lại 1 và 3, giữa 1 và 3 điền các kết quả phép cộng ở trên vào. Thu được kết quả phép nhân chính là 16753.

Nếu bất kỳ phép cộng nào có kết quả là một số 10 hoặc lớn hơn thì làm thế nào? Ví dụ: phép tính 1529 x 11, chúng ta sẽ lại bắt đầu bằng cách cộng từng cặp chữ số lân cận nhau trong số gốc: 1 + 5 = 6, 5 + 2 = 7, 2 + 9 = 11. Bây giờ đặt các kết quả phép cộng này vào giữa hai chữ số bên ngoài ban đầu 1 và 9 để có được: 1-6-7-11-9. Chúng ta làm gì với 11? Chỉ cần gửi 1 từ cột hàng chục sang trái và thêm nó vào số 7 để có câu trả lời cuối cùng: 1-6-8-1-9 = 16819.

Đan Tâm

Theo Brightside và Quick and Dirty Tips

Video xem thêm: Từ cô gái gốc Hà Thành đến cán bộ nhà ở Liên Hợp Quốc: Không bao giờ là muộn để tìm thấy “ngôi nhà” của chính mình

Exit mobile version