Đại Kỷ Nguyên

Tài năng là thiên phú: Ý nghĩa của tài năng là cứu giúp thế nhân

Nghệ thuật Thần Vận tái hiện nền văn hóa cổ xưa kính ngưỡng Thần Phật, tu dưỡng đạo đức (ảnh chụp video https://youtu.be/Q7fBIUk5ffM).

Vì sao nói tài năng là thiên phú? Bởi vì vũ trụ rộng lớn vô tỷ này, bao gồm cả tài năng là do Thần ban cấp cho con người. Cho nên, thuận với đạo Trời thì tài năng ấy cần dùng để hành Thiện.

Lẽ thường, trí thông minh là điều đáng quý. Cha mẹ mong con cái thông minh để thành công, thầy cô mong học trò thông minh để đỗ đạt. Nhưng ý nghĩa đích thực của thông minh là gì? Vì sao Nguyễn Du để lại cho thế nhân hai câu thơ này: “Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần”?

Nhiều người hiện nay có một chút tài thì kiêu căng, tự phụ. Họ coi tài năng là công cụ để truy cầu danh lợi, thậm chí có người dùng trí thông minh tạo ra virus giết người hàng loạt.

Kỳ thực, tài năng không phải ngẫu nhiên mà có được, cũng không thể sử dụng tùy tiện. Người xưa có tài đều hiểu đó là do Thần ban cho, từ chỗ biết rõ thiên mệnh, thuận theo ý Trời mà sử dụng tài năng cứu giúp thế nhân.

Newton được ví như cha đẻ của vật lí học cận đại, đã dùng cả đời mình để nghiên cứu về những bí mật của vũ trụ. Khi đàm luận về những thành tựu khoa học của mình, ông nói rằng bản thân ông chẳng qua chỉ là “đi theo tư tưởng của Thần”, “dựa vào tư tưởng của Thần để suy nghĩ mà thôi”.

Nói về kết cấu và vận hành của thiên thể, Newton bày tỏ một cách nghiêm chỉnh:

Từ trật tự kỳ diệu của các thiên hệ, chúng ta không thể không thừa nhận những điều này chắc chắn được tạo nên bởi những sinh mệnh cao cấp toàn trí toàn năng. Tất cả vạn sự vạn vật dù là vô cơ hay hữu cơ trong vũ trụ đều là từ trí huệ toàn năng của những vị Chân Thần vĩnh sinh tạo nên. Người bao quát hết thảy, đại trí đại huệ; Người hiện hữu trong đại thiên thế giới sắp xếp có trật tự, bao la vô tận, tất cả đều theo chỉ ý của Ngài mà sáng tạo vạn vật, vận hành vạn vật, rồi đem sinh mệnh, hơi thở, vạn vật cấp cho con người; cuộc sống, động tác, tồn lưu của chúng ta, đều thuộc về Người. Vạn vật trong vũ trụ, tất nhiên là có một vị Thần toàn năng đang điều khiển và khống chế hết thảy. Dùng kính viễn vọng để tìm đến nơi tận cùng, tôi đã nhìn thấy dấu vết của Thần.

Thần sáng tạo ra vũ trụ, cũng có nghĩa là tạo ra hết thảy trong đó bao gồm cả trí thông minh cho con người. Vậy nếu tài năng, sự thông minh là do Thần ban cấp thì nhất định con người cần dùng tài năng ấy để làm lợi cho những người xung quanh, giúp ích cho đời.

Ê-đi-xơn thông minh cứu sống mẹ

Chuyện kể rằng nhà bác học Ê-đi-xơn vĩ đại khi còn nhỏ là một cậu bé rất thông minh. Một lần mẹ của Ê-đi-xơn bị đau bụng, Ê-đi-xơn lo lắng chạy đi tìm thầy thuốc đến khám bệnh cho mẹ.

Mẹ của Ê-đi-xơn bị đau ruột thừa cấp tính, cần phải mổ ngay. Tuy nhiên, nhà cậu bé quá nghèo, nếu đi bệnh viện sẽ không thể đủ tiền chi trả. Chỉ còn một cách khác là mổ tại nhà giúp tiết kiệm chi phí.

Ê-đi-xơn lo lắng không biết làm sao, vì nhà cậu tối tăm và chật hẹp, không đủ ánh sáng tiến hành ca mổ. Trong lúc bế tắc, cậu bất ngờ nhìn thấy chiếc gương trên tường lấp lánh ánh nến từ ngoài hắt vào. Thế là cậu nghĩ ra giải pháp dùng thật nhiều nến và gương xung quanh giường, điều chỉnh gương và nến sao cho ánh sáng tập trung vào giường.

Căn nhà tối tăm bỗng bừng lên như có hàng trăm ngọn nến. Nhờ vậy, ca mổ diễn ra suôn sẻ ngay tại nhà cậu bé. Trí thông minh của Ê-đi-xơn đã thực sự cứu sống mẹ của cậu.

Tư Mã Quang nhanh trí cứu bạn

Khi lên 7 tuổi, một lần Tư Mã Quang cùng các bạn chơi trốn tìm trong vườn nhà mình.

Trò chơi rất vui vẻ, một bạn bịt mắt đi tìm các bạn còn lại, hai tay khua khoắng, hai tai nghênh nghênh để nghe xem tiếng động ở hướng nào. Bọn trẻ tản ra đi tìm chỗ trốn, đứa nấp sau gốc cây, đứa chui sau chum nước, nhìn bạn bịt mắt mà cười khúc khích thích thú.

Bất ngờ một bạn trong nhóm trèo lên miệng cái chum to và đựng đầy nước để trốn, nhưng không may ngã tùm vào chum. Cả nhóm nhìn thấy khóc toáng lên, có đứa chạy đi tìm người lớn.

Chỉ có Tư Mã Quang là bình tĩnh và nhanh trí. Cậu bê luôn một hòn đá to gần đấy, rồi dùng hết sức đập vỡ thành chum. Trong giây lát nước chảy ra ào ào, giúp cậu bé trong chum thoát nạn. Khi người lớn chạy đến nơi, nghe kể đầu đuôi câu chuyện thì ai cũng tấm tắc khen Tư Mã Quang tài trí hơn người.

Nhờ sự thông minh của mình, Tư Mã Quang đã cứu sống bạn trong gang tấc.

Trong kho tàng truyện cổ tích cũng có những câu chuyện về việc dùng tài năng để giúp người. “Cây bút thần của Mã Lương” là một chuyện ý nghĩa mà các bố mẹ nên kể cho con nghe để giúp con hiểu rằng tài năng là do Thần ban cho con người. Đặc biệt, dùng tài năng ấy cứu giúp người khác thì đúng là thiên nhân hợp nhất. Hành xử thuận với đạo Trời chính là trí huệ, người như thế xứng đáng với tài năng Thần ban.

Mã Lương dùng thần bút vẽ vì người nghèo

Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé thông minh tên là Mã Lương. Cậu bé rất thích vẽ nhưng hiềm nỗi, nhà nghèo không đủ tiền mua một cây bút. Em côi cút, một mình kiếm củi sống qua ngày.

Khi lên núi kiếm củi, em bẻ cành cây vẽ chim chóc ở trên mặt đất. Khi đến bên sông cắt cỏ, em dùng cọng cỏ chấm nước, vẽ cá lên tảng đá. Tối về, em dùng hòn than vẽ lên tường vách.

Có người hỏi Mã Lương vì sao lại thích vẽ như vậy, vẽ là để làm gì? Mã Lương trả lời rằng em chỉ muốn vì người nghèo mà vẽ.

Một buổi tối, Mã Lương vừa mơ màng ngủ thì thấy trong nhà rực ánh hào quang, rồi một cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện, cho em một cây bút vẽ, và dặn dò:”Mã Lương, đây là cây bút thần, Ta cho cháu. Nhưng cháu phải ghi nhớ lời cháu đã hứa: Chỉ vẽ cho người nghèo!

Nói dứt lời, cụ già biến mất, khiến em còn chưa nói xong lời cám ơn cụ.

Tưởng rằng đó chỉ là mơ, ai ngờ khi Mã Lương thức dậy thì em đã thấy cây bút trong tay. Hơn nữa, đó thực sự là một cây bút thần, bởi vì em vẽ chim thì chim bay được, vẽ cá thì cá biết bơi.

Mã Lương dùng cây bút thần, ngày ngày vì người nghèo trong thôn làng mà vẽ. Ai thiếu thốn, cần gì thì em vẽ ra thứ đó. Khi nhìn thấy bác nông dân và đứa trẻ đang gò lưng kéo cày mà đất rắn quá không kéo nổi, em đã vẽ ra một con trâu giúp cho hai bố con cày ruộng.

Trong làng có tên quan biết Mã Lương có chiếc bút thần kỳ, bắt em về vẽ cho hắn vàng bạc châu báu, nhưng em nhất định không vẽ. Tên quan bắt giam em vào ngục, bỏ đói thì em vẽ ra lò sưởi, bánh nướng thơm phức, ung dung ngồi ăn. Sau đó em nhanh trí vẽ thang và tuấn mã thoát khỏi nhà ngục.

Mã Lương chạy tới một thị trấn thì ở lại vẽ tranh để kiếm sống. Tranh em vẽ đều cố ý còn thiếu một cái gì đó, như thiếu chân, thiếu mắt…để tránh chúng trở thành sống động như thật, nhằm giữ bí mật về chiếc bút thần.

Một hôm, em vẽ một con Cò trắng không có mắt, nhưng vô ý đánh rơi một giọt mực vào đầu Cò. Cò trắng mở mắt, vỗ cánh bay đi. Tin đó vang động cả thị trấn. Quan ở đó báo lên với Hoàng đế khiến cho Mã Lương bất ngờ bị bắt, điệu về Hoàng cung.

Hoàng đế bắt Mã Lương phải vẽ cho hắn. Nhưng biết đó là kẻ tàn bạo, ức hiếp dân lành nên hắn bảo vẽ rồng thì Mã Lương lại vẽ con tắc kè; bảo vẽ chim phượng hoàng thì em lại vẽ quạ. Tắc kè và quạ vẽ xong, xông lại cắn xé nhau, làm loạn cả lên, khiến Hoàng đế cướp bút thần và giam em vào ngục.

Hoàng đế cầm bút vẽ núi vàng, nhưng thành đống đá đổ xuống nên chỉ còn cách thả Mã Lương ra, dùng lời đường mật phủ dụ Mã Lương vẽ. Mã Lương muốn lấy lại cây bút thần nên giả bộ đồng ý.

Hoàng đế bảo Mã Lương vẽ cây hái ra tiền vàng thì Mã Lương vẽ biển cả, sau đó mới vẽ một hòn đảo, trên đó có cây hái ra tiền vàng. Hoàng đế liền ra lệnh vẽ một con thuyền lớn để cùng các bậc triều thần ra đảo hái tiền.

Ngay sau đó, em vẽ sóng nước với cuồng phong khiến cho con thuyền lật nhào. Còn em thì ung dung trở về nhà, tiếp tục vì người nghèo mà vẽ.

***

Cổ ngữ nói: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, ý nói đạo trời không phân biệt người thân thích, đối xử công bằng với chúng sinh, nhưng làm việc thiện là phù hợp với đạo trời, cho nên đạo trời đối với những người lương thiện đều có sự quan tâm chiếu cố, giúp đỡ người thiện lương, khiến cho quá trình làm việc của họ luôn thuận lợi.

Kính ngưỡng Thần Phật, hành vi lương thiện là nền tảng giúp con người gây dựng sự nghiệp bền vững, bản thân thành tựu đồng thời để lại Phúc Đức cho cháu con. Trên con đường thành công không thể đánh mất đi hai điểm mấu chốt này.

Đáng thương thay, thuyết vô Thần khiến con người tầm nhìn hạn hẹp, thái độ kiêu ngạo, thường hại người hại mình mà không biết, chưa thấy hậu quả nhãn tiền mà ung dung. Trong vô minh họ tạo nghiệp để đến nỗi khi bệnh vào thân mới thấy chẳng còn điều gì có ý nghĩa.

Video: Người vô Thần chỉ tin vào khoa học, các nhà khoa học lại tin vào Thần học

Exit mobile version