Đại Kỷ Nguyên

Tâm đắc giáo viên: (1) Dùng những câu chuyện để dẫn đạo học sinh về lòng nhân ái

Ảnh: Freepik.

Nếu luôn sợ lợi ích của bản thân mình bị tổn hại, hoặc kiêu ngạo lãnh đạm với người khác, làm sao có thể yêu cầu người khác phải thân cận, ấm áp với mình?

“Nhân ái” là mỹ đức tính truyền thống của nhân loại, sự hữu ái và thân thiện giữa người với người không chỉ khiến xã hội hòa hảo, mà còn khiến bản thân và người khác đều cảm thụ được bầu không khí hạnh phúc và vui vẻ. 

Thành tích của học sinh K trong lớp luôn nằm trong top ba, nhưng ngôn hành thường ngày của cậu ấy tương đối kiêu ngạo và lãnh đạm, cũng không quan tâm nhiều đến những bạn đồng học khác. Một ngày nọ, cậu ấy tức giận đến gặp tôi và nói: “Thưa thầy, em cảm thấy trong lớp có rất nhiều người không tôn trọng em, bình thường sau giờ học có hoạt động cũng không gọi em, có chuyện gì cũng không nói chuyện với em, giống như có ý muốn cô lập em. Họ làm như vậy có phải vì đố kị với em chăng?”

Tôi cười nói: “Không thể nào, bạn W thành tích học tập tương đương em, em có thể thấy bạn ấy được hoan nghênh như thế nào. Nếu người khác đố kị với thành tích tốt của em, họ hẳn cũng phải ghen tị với bạn ấy chứ?”

Nghe tôi nói vậy, K hơi nghi hoặc. Vì vậy, tôi tiếp tục giải thích: “Em có biết tại sao bạn cùng lớp W được mọi người chào đón không? Theo sự lý giải và quan sát của thầy, thầy thấy rằng bạn ấy rất khiêm tốn và rất sẵn lòng giúp đỡ người khác, bạn ấy thường xuyên không ngại khó ngại phiền giảng giải bài cho các bạn có thành tích chưa tốt trong lớp, không bao giờ đối đãi khác biệt với họ. Bạn ấy cũng tích cực tham gia các hoạt động tập thể khác nhau trong lớp và tương xử hòa đồng với các bạn cùng lớp. Thử nghĩ xem, bạn ấy làm như vậy sao có thể không mọi người hoan nghênh sao?”

Sau khi nghe tôi nói, K dường như vẫn không cách nào lý giải được tố pháp của W. Vì vậy, tôi nói: “Nếu sau giờ học không có việc gì, thầy sẽ đãi em trà sữa, rồi chúng ta nói chuyện nhé?” K vui vẻ gọi điện cho bố, và cùng tôi đến quán trà sữa sau giờ học.

Trong quán trà sữa, nhìn đủ người ngoại hình khác biệt, tôi hỏi K có biết tại sao W lại vui vẻ giúp người khác như vậy không? K lắc đầu, tôi nói: “Thầy đã từng thăm nhà bạn ấy. W lớn lên cùng bà ngoại. Bà của bạn ấy là một người rất tốt bụng. Bà kể những câu chuyện văn hóa truyền thống hàng ngày và dạy bạn ấy nên tử tế và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Trong quá trình đó, bản thân mình cũng sẽ đạt được hạnh phúc.” K đột nhiên ngắt lời tôi và nói: “Bạn ấy thực sự hạnh phúc sao? Bạn ấy không sợ tổn hại đến lợi ích của chính mình sao?”

Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói: “Không thể phủ nhận mỗi người đều có tư tâm, nhưng đồng thời họ cũng sẵn có lòng trắc ẩn. Từ góc độ tư tâm mà nói, đúng là sẽ tránh được rất nhiều phiền phức khi bỏ qua khó khăn của người khác. Nhưng khi em thông cảm với người khác, khi em xuất phát từ thiện tâm của bản thân mình đi giúp đỡ người khác, cảnh giới của em sẽ được thăng hoa, và em sẽ gặt hái được nhiều niềm vui và hạnh phúc. Mạnh Tử từng nói: ‘Trắc ẩn chi tâm, nhân chi đoan dã’, ý tứ là nói, sự thông cảm là khởi nguồn nhân đức của một người, thầy sẽ kể cho em nghe hai câu chuyện cổ về nhân đức.”

“Tống Nhân Tông là vị hoàng đế nhân đức nhất được hậu thế ca ngợi trong lịch sử. Một lần, Tống Nhân Tông đang tản bộ trong ngự hoa viên, ông lúc lúc lại ngoái đầu nhìn lại như đang tìm ai đó. Sau khi trở về cung, Tống Nhân Tông nói với tần phi: ‘Ta khát quá. A, mau cho ta nước ấm!’ Tần phi vội bưng một chén nước đến cho hoàng đế, hỏi: ‘Điện hạ, sao không uống nước ở ngoài, để thành khát nước như vậy?’ Nhân Tông trả lời: ‘Ta đã quay lại mấy lần mà không thấy liêu tử (cung nhân phụ trách phục vụ nước), nếu ta mở miệng trách vấn thì sẽ có người vì thế mà bị phạt, vì vậy ta nhịn khát trở về.’ Từ đó có thể thấy rằng Tống Nhân Tông trạch tâm nhân hậu, ngay cả chuyện nhỏ như trừng phạt thuộc hạ ông cũng không muốn để xảy ra. Ông đã chấp chính 30 năm, dùng nhân đức để khai sáng một thời kỳ thịnh thế, sử gọi là ‘Nhân Tông thịnh trị’.”

“Còn có một câu chuyện kể về Nguyên Thái Tổ Thành Cát Tư Hãn. Một ngày nọ, ông dẫn thuộc hạ của mình ra ngoài đi săn, và tình cờ gặp người Chu Lý Da, bộ hạ của Thái Diệc Ngột Xích, người từng có hận với ông. Lúc này, thuộc hạ của Thành Cát Tư Hãn thỉnh cầu ông hạ lệnh giết người Chu Lý Da. Nhưng khi Thành Cát Tư Hãn nhìn thấy vẻ mặt kinh hoàng thất sắc của người Chu Lý Da, ông lại mềm lòng và nói: ‘Họ hiện tại không phải là kẻ địch của ta, nếu ta không có nhân nghĩa mà đi giết họ, điều này chẳng sẽ khiến ta trở thành bất nhân bất nghĩa sao?’”

“Vì vậy, người Chu Lý Da đã được tha, họ cảm kích quỳ trên mặt đất đáp thoại Thành Cát Tư Hãn. Trong cuộc trò chuyện, Thành Cát Tư Hãn biết được rằng họ thường bị Thái Diệc Ngột Xích ngược đãi và trừ khử, không có lương thực để ăn, không có lều để ở. Thành Cát Tư Hãn đã mời họ đến sống trong lều của chính mình và hứa sẽ chia đều thức ăn đi săn được vào ngày hôm sau. Hành cử nhân từ này đã khiến nhiều người Chu Lý Da cảm động, sẵn sàng nương tựa Thành Cát Tư Hãn, và nói với những người bên cạnh, tuyên dương ông. Chẳng bao lâu, càng ngày càng nhiều người cam nguyện nương tựa Thành Cát Tư Hãn, lực lượng của ông càng ngày càng cường đại, đặt nền tảng cho sự thống nhất Mông Cổ.”

“Khổng Tử từng nói: ‘Đức bất cô, tất hữu lân’, ý tứ là một người nhân đức sẽ không cô đơn trong xã hội, người ta nhìn thấy người hiền đức, sẽ luôn thân cận, chào đón họ. Đó chính là lý do vì sao W luôn được bạn học gần gũi, bao quanh. Thầy nghĩ em cũng có thể làm được, phải không?”

Nghe xong, K nói: “Em không biết mình có làm được không nhưng em sẽ cố gắng thử cải biến bản thân.”

Nếu các bậc phụ mẫu có thể giáo dục cho con cái mình những truyền thống văn hóa như lòng nhân ái ngay từ khi còn nhỏ, thì họ sẽ có thể giữ cho con mình một trái tim thiện lương nhân hậu, và chúng không chỉ mang lại lợi ích cho người khác, mà còn mang lại lợi ích cho chính mình. Bất kể tương lai bần phú về vật chất, bạn sẽ luôn cảm nhận sự giàu có và hạnh phúc trong nội tâm. 

Tác giả Vân Quyển, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version