Sau khi nghe xong câu chuyện của tôi, cô bé mở miệng hỏi một câu hiếm hoi: “Những đứa trẻ xung quanh ông ấy có bài trừ ông ấy không?”
Trong công việc giảng dạy, điều khiến tôi đau đầu nhất chính là gặp phải những học sinh trầm mặc ít nói, trong số những học sinh như vậy thì học sinh nữ nhiều hơn. Trong giờ học các em không hỏi hoặc trả lời, nhiều lần tôi gọi em chỉ gật đầu hoặc ứng phó bằng hai tiếng, nhưng rất khó để nắm bắt được tình huống học tập cụ thể của các em. Những học sinh như vậy có vẻ rất ngoan ngoãn, nghe lời và ghi chép cẩn thận trên lớp, nhưng khi thành tích thi cử đưa ra, đại bộ phận đều không đạt.
Một lần có một nữ sinh, tôi phát hiện em ấy luôn trầm mặc ít lời trong lớp, vì vậy tôi đã đến gặp mẹ em để hỏi lý do. Mẹ em nói rằng họ là một gia đình đã ly dị, khi cô bé còn rất nhỏ đã thường phải thấy bố mẹ cãi nhau, sau khi bố mẹ ly dị, một số bạn học ở trường đã coi cô bé là gia đình ly dị và bài trừ cô bé, khiến cô bé mắc chứng tự kỷ. Sau khi mẹ cô phát hiện ra vấn đề, bà đã đưa cô bé đến gặp bác sĩ, sau vài năm trị liệu, giờ cô bé mới dám gặp người ngoài, nhưng cũng không nói nhiều.
Sau khi nghe điều này, tôi không biết bắt đầu từ đâu để hướng dẫn nữ sinh học tập. Trong thời gian một năm, cô bé vẫn không tiến triển trong việc học của mình. Có một lần tôi từng nghĩ, mãi cứ tiếp tục như thế này là không ổn! Mặc dù mẹ cô ấy không có bất kỳ yêu cầu nào đối với tôi, nhưng nhiệm vụ của giáo viên là phải giáo dục học sinh tốt, và tôi không thể cứ luẩn quẩn như thế này được. Vì mẹ em nói rằng con vẫn nguyện ý đến lớp, nghĩa là cô bé trong tâm lý đã chấp nhận tôi và lắng nghe tôi giảng, vậy tại sao tôi không trò chuyện với cô bé về những chủ đề ngoài học đường trong thời gian rảnh rỗi? Bằng cách này, tôi bắt đầu thử kể cho cô bé nghe câu chuyện “lấy cỏ lau vẽ đất” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc để truyền cảm hứng và giải khai nút thắt trong tâm cô bé:
Âu Dương Tu, một trong tám đại sư nổi tiếng thời Đường và Tống trong lịch sử Trung Quốc, mồ côi cha khi mới 4 tuổi và được người mẹ họ Trịnh nuôi dưỡng đến lớn. Khi Âu Dương Tu đến tuổi đi học, do gia cảnh bần hàn không có tiền cung cấp cho con đi học, bà Trịnh đã đích thân dạy cho đứa trẻ biết đọc sách viết chữ, nhưng không đủ tiền mua giấy bút. Một hôm, bà Trịnh nhìn thấy cỏ lau mọc bên ao cạnh nhà, lại thấy trên bãi cát có nhiều dấu chân của động vật, bà đã nảy ra ý tưởng dùng thân cỏ lau để viết chữ lên mặt đất, nên bà đã trải cát trên mặt đất và dùng thân cỏ lau làm bút để dạy Âu Dương Tu cách luyện thư pháp. Âu Dương Tu theo mẹ học viết ngày này qua ngày khác, luyện tập rất nhiều, cuối cùng đã hình thành thể chữ đoan trang ngay thẳng, Tô Thức khen ngợi thư pháp của ông là “thần thái tú phát, cao nhuận vô cùng”.
Dưới sự dạy dỗ ấm áp của mẹ, Âu Dương Tú say mê đọc sách, ông thường nghe mẹ kể về sự liêm khiết và phụng sự việc công của cha mình, những việc làm của ông được trăm họ yêu kính. Mẹ nói với Âu Dương Tu cần chăm lo trăm họ, tâm tồn nhân nghĩa. Âu Dương Tu đã dần dần lớn lên theo cách này, đến năm 24 tuổi ông thi trúng tiến sĩ, đã trải qua ba triều Bắc Tống Nhân Tông, Anh Tông, Thần Tông, quan chức đạt đến hàn lâm học sĩ, xu mật phó sử, tham tri chính sự, trở thành lãnh tụ văn đàn sớm nhất khai sáng một thời đại văn phong trong lịch sử văn học triều Tống.
Sau khi nghe xong câu chuyện của tôi, cô bé mở miệng hỏi một câu hiếm hoi: “Những đứa trẻ xung quanh ông ấy có bài trừ ông ấy không?” Khi tôi thấy cuối cùng cô bé cũng thổ lộ tâm thanh, tôi liền nói: “Người khác bài trừ và kỳ thị, đối với ông ấy mà nói là không hề quan trọng, quan trọng là sống sao cho không cô phụ người đã đối xử tốt nhất với ông ấy. Những vất vả gian nan mẹ nuôi dưỡng ông, ông ấy đều nhìn thấy trong mắt, đối với ông ấy mà nói, kỳ vọng của mẹ mới là điều trọng yếu nhất.” Cô bé nghe xong, lại chìm vào trầm mặc.
Sau đó, cô bé bắt đầu phát sinh một số thay đổi, bắt đầu hỏi tôi những câu hỏi mà cô bé không hiểu trong bài tập về nhà và bài kiểm tra, và đề xuất những điều cô bé nghe không hiểu trong lớp, v.v. Sau này, tôi cũng thường dùng phương thức giảng về văn hóa truyền thống để dạy dỗ và khai sáng cho cô bé. Không lâu sau, tôi vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện cô bé đã cải biến đáng kể cả về tâm thái xử sự và phương diện học tập, và cô bé đã đạt được kết quả xuất sắc trong kỳ thi cuối cấp. Vài năm sau, tôi gặp lại mẹ của cô bé đó, mẹ cô bé nói với tôi rằng cô bé đã trúng tuyển vào một trường đại học trọng điểm, bà còn cho tôi xem ảnh họ đi du lịch cùng nhau trên điện thoại, cô bé trong ảnh đang cười hạnh phúc bên bờ biển.
Những học sinh khép kín nội tâm như thế này rất khó tìm được bước đột phá trong học tập, bởi các em đều đắm chìm trong thế giới của riêng mình và không muốn giao lưu với người khác. Lúc này nhất thiết đừng nóng vội, bạn có thể thông qua những người xung quanh trẻ lý giải nguyên nhân tạo thành hiện tượng trẻ tự phong bế, sau đó dùng một số câu chuyện chính hướng để từ từ giải khai nút thắt trong tâm trẻ, mới dần dần dẫn hướng trẻ đi đúng đường; sau đó trẻ sẽ tìm thấy phương hướng và động lực, và kết quả tốt sẽ hiển hiện xuất lai.
- Xem trọn bộ Tâm đắc giáo viên
Tác giả: Vân Quyển, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch