Sau giờ học, D đến tìm tôi nói: “Thưa thầy, không phải em không nghĩ đến từ bỏ, chủ yếu là em chỉ muốn xem anh ta biểu diễn, đầu óc không thanh tỉnh, em đã quyên hết số tiền tiết kiệm vào đó, em không biết nên làm thế nào bây giờ.”
Khi con trẻ còn nhỏ tuổi, chẳng phải chúng cũng cần bồi dưỡng năng lực phán đoán đúng đắn? Đối với vấn đề này, tôi duy trì thái độ khẳng định. Khi trẻ dần bắt đầu tiếp xúc với những sự vật muôn hình vạn trạng của xã hội, tâm trí rất dễ bị mê loạn, không thể đưa ra những phán đoán chính xác về tiếp thu hay từ bỏ, rất dễ lầm đường lạc lối trong sự hồ đồ.
Với sự phát triển của xã hội hiện đại và quan niệm sai lầm rằng tiền bạc là trên hết, nhiều bậc cha mẹ chỉ quan tâm đến việc con mình học nghiệp có ưu tú hay không, sau này có phát triển thuận lợi trong cuộc đời hay không; Trong trường học, rất nhiều giáo viên chỉ quan tâm đến thành tích giảng dạy và tỷ lệ lên lớp, mà bỏ qua việc bồi dưỡng cho trẻ những quan niệm và chuẩn tắc làm người đúng đắn. Kỳ thực, có rất nhiều vấn đề lệch lạc cần được cha mẹ và thầy cô giáo kịp thời hướng dẫn, uốn nắn, nếu cứ để mặc không quản thì kết quả sẽ rất tai hại.
Ví dụ, một biểu hiện thường thấy trong trường học là học sinh sẽ đổ xô tôn sùng một minh tinh nào đó, cho dù phát hiện minh tinh đó đạo đức bất hảo, thậm chí có hành vi phạm tội, nhưng nhiều học sinh vẫn bảo vệ họ một cách vô lý trí, dưới cái gọi là yêu thích nhiệt liệt mà sẵn sàng hạ thấp đê tuyến đạo đức của bản thân mình, thậm chí làm ra những sự tình không lý trí…
Tôi nhớ trong lớp có lần tổ chức một hội giao lưu, một số điều tốt đẹp trong cuộc sống gần đây đã được chia sẻ giữa các bạn học sinh trong lớp, mọi người đều tích cực phát ngôn. Học sinh D đứng lên, nói rằng gần đây bản thân mình yêu thích một minh tinh, rằng anh ấy đã khiêu vũ xướng ca tuyệt vời thế nào, anh ấy đẹp trai như thế nào, đồng thời kêu gọi các bạn khác cũng quan tâm đến ngôi sao này.
Khi D đang nói chuyện sôi nổi thì một học sinh A khác đứng lên cắt ngang, nói: “Sao cậu dám nhắc đến anh ta trong lớp, cậu không biết anh ta mới bị bắt vì phát hiện sử dụng ma túy sao? Còn bắt gặp anh ta ăn nói thô tục, cậu còn giới thiệu anh ta với các bạn trong lớp mà, sao mà an tâm được?” Nói xong, A tức giận nhìn D. D nghe vậy lập tức bốc hỏa khí, tức giận nói với A: “Hút ma túy thì sao, anh ta xài tiền của nhà cậu à? Chửi người có gì sai, cậu bình thường có chửi người ta không? Tôi thích anh ta, chỉ muốn giới thiệu anh ta, cậu quản được à!” Tôi thấy hai em đang căng thẳng, liền nhanh chóng ngăn chặn cuộc cãi vã của họ.
Ngay khi buổi giao lưu kết thúc, A đã tiến lại gần tôi và kể: “Thưa thầy, em không phải là nhắm vào D, chủ yếu là thầy có biết bạn ấy ấy đã khoe với chúng em điều gì ở chỗ riêng tư không? Bạn ấy nói rằng bạn ấy đã tham gia một nhóm người hâm mộ, vì để cho minh tinh bị bắt được phóng thích càng sớm càng tốt, nói cần gây quỹ, bạn ấy đã quyên rất nhiều tiền của người nhà, mà trong lớp còn có những người khác bị bạn ấy lừa quyên tiền.” Tôi nghe vậy thì sững sờ, không ngờ sự việc lại phát triển đến mức này. Bây giờ, tôi bắt đầu nghĩ cách giải quyết vấn đề này.
Trong lớp học vào ngày hôm sau, tôi hỏi các học sinh thần tượng của chúng là ai và tại sao tôn sùng họ? Lớp học đột nhiên bùng nổ, học sinh có nhiều ý kiến khác nhau, nói rằng chúng sùng bái một ca sĩ, ngôi sao điện ảnh hay thần tượng nào đó, nguyên nhân yêu thích đại đa phần là vì năng lực nghiệp vụ tốt, dung mạo xinh đẹp hoặc có cá tính v.v.; Có một bộ phận nhỏ học sinh còn biểu hiện rất kích động, nói sẽ vĩnh viễn tôn sùng thần tượng của chúng v.v.
Sau đó tôi hỏi chúng một câu: “Các em có biết thần tượng ý nghĩa là gì không? Nếu thần tượng mà các em tôn sùng vi phạm pháp luật, hoặc bị phát hiện tính cách đều là giả nhân được bày đặt để ngụy trang, các em còn tiếp tục yêu thích anh ta không?”
Nói đến đây, tôi liếc nhìn D, dường như D biết tôi đang nói về mình nên cúi đầu im lặng. Tôi tiếp tục nói: “Kỳ thực không chỉ có các em, trong lịch sử Trung Quốc, từ thời Xuân Thu đã sớm có ghi chép về việc chạy theo sao, bất luận là bình dân bách tính hay là danh nhân, đều có rất nhiều người chạy theo sao. Đương nhiên trong đó cũng có một số fan cuồng, ví dụ như vào thời Đường, nhà thơ nổi tiếng Bạch Cư Dị có một người hâm mộ tên là Cát Thanh, vì quá yêu thích những bài thơ của Bạch Cư Dị, ông ta đã xăm 30 bài thơ của Bạch Cư Dị trên người từ cổ xuống, điều đó cho thấy ông ta phong cuồng như thế nào.”
“Tuy nhiên, tuyệt đại đa số người xưa đều có lý trí hơn về những thần tượng mà họ tôn sùng. Ví dụ, Đỗ Phủ rất ngưỡng mộ Lý Bạch, những bài thơ ông viết như ‘Gửi Lý Bạch’, ‘Hồi ức xuân nhớ Lý Bạch’, và ‘Hai giấc mộng Lý Bạch’ đều thể hiện sự sùng bái đối với Lý Bạch, cũng như sự tiếc nuối việc Lý Bạch sinh ra không gặp thời, tài năng không được trọng dụng. Một ví dụ khác là Tô Đông Pha, một nhà văn nổi tiếng thời nhà Tống, rất sùng bái Khuất Nguyên từ khi còn nhỏ, khi ông 23 tuổi sau khi quét đình tế Khuất Nguyên đã viết bài thơ ‘Khuất Nguyên miếu phú’, biểu đạt sự sùng bái đối với phẩm đức của Khuất Nguyên. Từ những ví dụ này có thể thấy, cổ nhân ‘chạy theo sao’, đại đa phần là sùng bái đối với tài hoa và nhân phẩm; các thần tượng thời cổ đại cũng không giống như các minh tinh hiện tại, dựa vào người hâm mộ để kiếm tiền.”
Tôi thấy một số học sinh bắt đầu suy nghĩ, nói tiếp: “Thần tượng là những người chúng ta sùng bái, ngưỡng mộ, hy vọng biến thành như họ, bội phục nhân phẩm nghị lực của họ, khiến chúng ta có động lực trở nên tốt hơn trong cuộc sống. Nhưng hiện tại, rất nhiều minh tinh có một đội ngũ đứng sau họ vận tác, tạo ra giả tượng, bọc gói nghệ nhân, khiến người hâm mộ bỏ tiền dưỡng nghệ nhân, vì để kiếm nhiều tiền hơn mà dẫn đến cạnh tranh ác tính người hâm mộ; người hâm mộ lợi dụng, lạm dụng lẫn nhau, mù quáng vô lý trí chạy theo minh tinh, ngay cả khi đạo đức thấp kém và mặt tội phạm của minh tinh bị vạch trần, mà vẫn nhắm mắt bảo vệ họ. Các em thử nghĩ xem, tôn sùng một người khiếm khuyết đạo đức thì làm sao có thể trở nên tốt hơn đây? Điều này chẳng phải là trái với mục đích sùng bái thần tượng ban đầu sao?”
“Tôi biết nhiều em sẽ nói rằng vì quá yêu thích minh tinh đó, nhưng các em cần phải thiết lập cho mình một đê tuyến (giới hạn) đạo đức, nếu minh tinh đó vi phạm đê tuyến này, em cần kiên quyết từ bỏ, đừng mù quáng ủng hộ họ; Loại hành vi này là biểu hiện của lực phán đoán, cũng chính là em có trách nhiệm đối với cuộc đời của mình sau nay. Tương lai một khi các em tiến nhập vào xã hội, sẽ có nhiều cám dỗ và lựa chọn, và những lựa chọn sai lầm đôi khi có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Với giới hạn đạo đức này, các em sẽ học được cách cự tuyệt những điều bất hảo, biết cách làm thế nào lựa chọn và phán đoán đúng sai, trở thành một người có tu dưỡng đạo đức, như thế mới có thể phát triển lâu dài hơn, mọi người đã minh bạch điều này chưa?”
Sau giờ học, D đến tìm tôi nói: “Thưa thầy, không phải em không nghĩ đến từ bỏ, mà chủ yếu là em về cảm tình chỉ muốn xem anh ấy biểu diễn, đầu óc không thanh tỉnh, em đã quyên hết số tiền mà em tiết kiệm được vào đó, em không biết nên làm thế nào bây giờ.” Tôi nói: “Bây giờ em biết sai rồi, có thể rút khỏi nhóm hâm mộ, bình thường trên mạng hãy xem các minh tinh hoặc những thứ khác không liên quan, kiên trì vài ngày, em sẽ cảm thấy không có gì là không vứt bỏ được. Nhất định cần nhẫn trụ, không gì không từ bỏ được, nhưng đê tuyến của bản thân thì nhất định phải có, thầy tin em có thể làm được, còn nếu thực sự không nhẫn được thì tìm thầy nói chuyện nhé.” Cô học trò gật đầu đồng ý.
Có nhiều bậc cha mẹ vì con còn nhỏ nên rất quan tâm đến con cái trong cuộc sống, nhưng lại thường bỏ qua tầng diện tinh thần của con trẻ; Có cha mẹ chỉ quan tâm đến việc học hành của con cái, chỉ cần con đạt thành tích cao, những thứ khác đều không quan trọng… Trên thực tế, con trẻ dù lớn hay nhỏ, điều quan trọng nhất là phải có những tiêu chuẩn đạo đức nhất định và năng lực phán đoán chính xác, điều này sẽ quyết định tương lai và hạnh phúc cả đời của trẻ; để trẻ trong tương lai không mê lạc trước cám dỗ mà đánh mất chính mình, và cũng sẽ không vì sai lầm của người hay sự vật khác mà bước trên đường vòng.
Bình thường cha mẹ thường có thể trò chuyện với con cái nhiều hơn, lắng nghe những chuyện chúng gặp phải và suy nghĩ của chúng, đồng thời kiến lập những quan niệm đúng đắn từ văn hóa truyền thống cho con cái, giúp con trẻ có thể kiên định với đê tuyến đạo đức của mình, điều này nhất định sẽ có lợi ích to lớn đến cuộc đời của chúng trong tương lai.
- Xem trọn bộ Tâm đắc giáo viên
Tác giả: Vân Quyển, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch