Bữa cơm của những em nhỏ người dân tộc Cor ở vùng cao Quảng Ngãi chỉ có một ít cơm với muối, khiến nhiều người xem không khỏi xót xa. Phần cơm ít ỏi đó còn được những đứa trẻ vui vẻ chia sẻ cho nhau ăn ngon lành.

Lớp mầm non thôn Cả (xã Trà Hiệp, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) có 28 học sinh nhưng hôm nay chỉ có 23 cặp lồng cơm, có 5 em không mang cơm cho bữa trưa.

Học sinh vùng cao Trà Bồng mang theo cơm trưa đến lớp (ảnh: Dân Trí).

Cô giáo Hồ Thị Cam cho biết trên báo Dân Trí: “Hôm nào cũng có vài em không có cơm mang theo. Được cái bọn trẻ ở đây biết chia sẻ cùng nhau. Mỗi em sẽ nhường cho bạn một ít cơm, một ít thức ăn”.

Nhìn bữa trưa của những đứa trẻ thôn Cả càng thấy trân trọng bữa ăn của mình hơn. Trong cặp lồng chỉ có một ít cơm với rau rừng hoặc muối. Bữa cơm “sang” nhất là miếng cá chỉ to hơn ngón tay cái. Cứ thế, những đứa trẻ vui vẻ chia nhau ăn ngon lành.

Phần ăn “sang” nhất có một miếng cá muối to bằng ngón tay cái (ảnh: Dân Trí).

Cô Cam thở dài, bữa ăn hôm nay thế đã là “sang” bởi vài em có cá để ăn. Có hôm cả lớp toàn ăn rau rừng, vài con ốc với muối. Cơm thì ít còn chia nhau nên không đủ no. Thương học sinh, giáo viên phải mua thêm ít mì ăn liền nấu canh cho các em.

Cô Cam nói đầy xót xa: “Người dân nghèo quá nên các em rất thiếu thốn. Bữa ăn như thế làm sao các em có đủ chất để phát triển. Thương các em lắm nhưng giáo viên cũng khổ, đâu giúp được gì nhiều”.

Giáo viên thường xuyên phải san sẻ một ít cơm cho những học sinh không mang theo cơm đến lớp (ảnh: Dân Trí).

Ngoài bậc mầm non, điểm trường thôn Cả còn có 40 học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Thức ăn cho bữa trưa của các em vẫn chỉ là những gì kiếm được trong rừng.

Phụ trách lớp 1 với 18 học sinh, cô Trần Thị Thủy quá quen với cảnh phải xin cơm hoặc chia sẻ bữa trưa của mình cho học sinh. Có điều, bữa trưa của những giáo viên vùng cao như cô Thủy có hôm cũng chỉ là gói mì ăn liền. Vận động những đứa trẻ đến lớp đã khó, giữ cho các em không bỏ học còn khó hơn. Không có cơm, hoặc bữa ăn quá thiếu thốn khiến những đứa trẻ không muốn đến lớp.

Nắp cặp lồng cơm chia sẻ cho các em nhỏ không có cơm mang đi (ảnh: Dân Trí).

Cô Thủy nói: “Nhiều em phải băng rừng đến lớp, rồi học cả ngày mà bữa trưa thiếu thốn quá nên các em không đủ sức. Nhiều em quanh năm không biết đến miếng thịt, miếng cá. Ăn uống vậy thì sức đâu mà học”. Bữa ăn trưa trong lớp cô Thủy kết thúc chóng vánh, những cặp lồng cơm hết sạch. Nhiều em cố vét những hạt cơm còn lại, có vẻ những đứa trẻ vẫn chưa no.

Thầy Bùi Công Bàng – Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Trà Hiệp cho biết, trường có 1 điểm chính và 4 điểm lẻ với 235 học sinh. Hầu hết học sinh của trường đều có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là học sinh ở 4 điểm lẻ.

Học sinh ăn cơm với muối (ảnh: Dân Trí).

Điều kiện sinh hoạt, ăn uống thiếu thốn ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học của học sinh. Do đó, nhiều học sinh có nguy cơ bỏ học.

Thầy Bàng cho biết: “Nhà trường chỉ có thể xin đầu tư xây dựng phòng học. Riêng việc ăn uống thì vượt quá khả năng, cái này phụ huynh phải tự lo cho các em. Điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn nên các em ăn uống vô cùng thiếu thốn, ảnh hưởng rất nhiều đến việc học”.

Cũng giống với học sinh dân tộc Cor ở vùng cao Quảng Ngãi, bữa cơm của những em nhỏ vùng cao thuộc điểm trường xã Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang khiến nhiều người xem không khỏi xót xa…

Bữa cơm đạm bạc của những em nhỏ Hoàng Su Phì (ảnh: Saostar).

Không phải là bữa cơm có thịt, có cá, có đầy đủ các món ăn, không phải là những hộp cơm xinh xắn của những bạn học sinh được cha mẹ chuẩn bị cẩn thận mỗi sáng. Bữa cơm của những em nhỏ vùng cao ở điểm trường xã Bản Phùng, huyện hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đạm bạc đến mức chỉ có một nắm cơm nhỏ và… vài con châu chấu!

Hình ảnh được người dùng Facebook có tên T.N. chia sẻ. Theo T.N., bức hình được một người bạn của chị sống tại Hoàng Su Phì chụp lại và đăng lên mạng xã hội.

Bức hình nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ cảm xúc.

Bạn Đặng Thu Hường bình luận trên Saostar: “Mình đi hai nơi đó là Mù Cang Chải và Hà Giang thấy trẻ con ở đây khổ mà thiếu thốn quá, tiếc là không giúp được gì chỉ mang được ít kẹo chia cho mấy đứa thôi, trời thì lạnh toàn đi chân đất leo đường đất lên trường, đường đi toàn đất đá lởm chởm ôi nói chung là còn nhiều nơi khổ quá”.

“Thật sự cả cuộc đời còn không nghĩ là châu chấu ăn được. Tôi đã chảy nước mắt khi xem bữa cơm đó của các em là bữa chính” , bạn Bích Phượng chia sẻ.

Video xem thêm: Cụ ông 92 tuổi miệt mài dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo

videoinfo__video3.dkn.tv||ec368c32e__