Một người phụ nữ nước ngoài sống cùng gia đình tại Nhật Bản đã từng cảm thấy rất ngạc nhiên khi con gái cô bị bắt nạt tại trường học. Và cách mà cô kể về những giải pháp giải quyết vấn đề thật sự khiến các bậc phụ huynh nhận ra, trong mọi hoàn cảnh bạn cần đủ sáng suốt và lý trí.

Ảnh dẫn qua: savvytokyo

Trên rất nhiều diễn đàn xã hội, “Làm thế nào khi con bạn bị bắt nạt ở trường?” đã trở thành đề tài muốn thuở đối với các bậc huynh, đã có rất nhiều giải pháp và câu trả lời được nêu ra. Rất nhiều phụ huynh cùng nhau thảo luận và đưa ra những biện pháp kiểu như cần trang bị cho trẻ những kiến thức ứng phó trong trường hợp bị bắt nạt, nhiều người nói rằng họ đã dạy con cách nói những câu “đáp trả” để đám bạn tránh xa, một vài bà mẹ lại đồng ý rằng họ quyết định cho con ăn uống bổ sung dưỡng chất vì cho rằng nguyên nhân việc con họ bị bắt nạt xuất phát từ việc sức khỏe không tốt và thể lực kém… Tuy nhiên, liệu tất cả những giải pháp trên có đúng là cái gốc của vấn đề?

Louise George Kittaka, một phụ nữ sống cùng gia đình tại Nhật một thời gian dài đã có những chia sẻ rất thiết thực về cách cô và những người bạn ứng xử trước việc con cái của họ bị bắt nạt ở trường. 

*****

Rõ ràng có gì đó tại trường học làm đứa con gái đang học lớp 4 của tôi xáo trộn và không đợi tới giờ đi ngủ tôi mới phát hiện ra nguyên cớ những giọt nước mắt của con. Trong lần đổi chỗ ngồi thường lệ trong lớp, một cậu bé đã nhận xét: “Ôi nhìn kìa, tớ ngồi cạnh một nhỏ ngu ngốc tóc vàng hoe”. Tâm tôi đã gào thét sau khi nghe con kể lại câu chuyện.

Ngoại trừ thực tế là tóc con gái tôi màu nâu, chứ không phải màu vàng, kiểu trêu trọc này thực sự là trải nghiệm của những đứa trẻ sống qua hai nền văn hoá. Trong một xã hội còn rất gắn kết, những đứa trẻ sống giữa hai nền văn hoá thường là những mục tiêu dễ thấy vì có thể có màu da và tóc hay có bề mặt khác biệt, hoặc vì nói nhiều hơn một ngôn ngữ.

Phải mất nhiều tuần thăm dò nhẹ nhàng, cuối cùng con gái tôi cũng nói ra tên cậu bé đã trêu chọc. Dù điều đó chỉ xảy ra một lần, rõ ràng nó làm con tôi khiếp đảm và tôi cảm thấy cậu bé cần phải biết sức nặng đằng sau những ngôn từ đó. May mắn là giáo viên đang ở trong lớp. Cô đã nhẹ nhàng nhắc nhở cậu bé, thực tế là cậu quá ngạc nhiên về hậu quả lời nhận xét bất cẩn của mình, và xin lỗi vì đã gây ra rắc rối. Cậu xin lỗi con tôi và tôi vui mừng vì vấn đề được giải quyết như vậy.

Ảnh dẫn qua: nobullying

May mắn thay ba đứa con tôi không phải là nạn nhân của việc bắt nạt dù trên thực tế chúng là sống giữa hai nền văn hoá, dù chúng rõ ràng là chủ thể cho việc trêu chọc hoặc những điều khác nữa (“quá trình nhận thức và hình dung ai đó có sự khác biệt cơ bản”). Tuy nhiên, tôi không thể nói vụ việc trên của con gái tôi là bị “bắt nạt”.

Hai câu chuyện, hai giải pháp

Jo Ebisujima chuyên giúp những bà mẹ khác sắp đặt nhà cửa, đã choáng váng khi nhận ra rằng đứa con trai học lớp một của cô bị hai người bạn cùng lớp bắt nạt về thân thể. Trong một bài viết trên blog về tình huống này, cô viết:

“Tôi đứng đó cố gắng ngăn bản thân oà lên khóc. Tôi nửa muốn kìm nén trong tâm và không bao giờ biểu lộ nó ra nữa, nửa muốn hành động và cho những kẻ bắt nạt biết trở thành nạn nhân như thế nào, điều mà tôi biết không phải là câu trả lời nhưng đó là cảm giác của tôi”.

Ebisujima và chồng cô tới gặp nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thông báo cho cha mẹ của những học sinh bắt nạt, họ đã xin lỗi con trai của Ebisujima. Tuy nhiên, khi hành vi bắt nạt vẫn tiếp diễn hàng tuần sau đó, vợ chồng cô quyết định có hành động cứng rắn để chấm dứt điều này. Lần này họ gặp hiệu trưởng.

“Thực tế họ vui mừng là chúng tôi, những phụ huynh đã tới để nói với họ về điều đó và hiệu trưởng nói thêm rằng họ thường không được nghe từ phụ huynh về những gì đứa trẻ nói và ở nhà chúng thế nào”, chị nói.

Elisujima cho họ xem một đoạn video về hậu quả của sự bắt nạt. Chị hài lòng khi nghe nói rằng các giáo viên đã nhắc lại những nội dung này với tất cả học sinh tại một cuộc họp ngay sau đó, và gửi đoạn băng cho các gia đình khác. Còn với con trai cô, hiện cháu là đứa bé hoà đồng. Cô nói thêm là việc học Aikido cũng giúp cháu có thêm tự tin.

Ảnh dẫn qua: savvytokyo

Một câu chuyện khác là từ những lớp lớn trong trường tiểu học. Ở độ tuổi này sự bắt nạt có xu hướng tăng lên ở các trường học Nhật Bản, rồi thưa hẳn đi ở trường trung học. Tại giai đoạn này, việc bắt nạt có thể tiến tới một mức độ phức tạp và độc ác hơn, làm cho người lớn khó nắm bắt hơn. Hơn nữa, các nạn nhân thường ít kể với người khác về những gì đã xảy ra.

Vào mùa hè năm con trai học lớp 8, mẹ TKN nhận thấy cháu không đi chơi với các bạn ở câu lạc bộ bóng đá, nhưng ban đầu đã không để ý. Mối nghi ngờ của cô lớn dần. Sau vài lần dò hỏi, cháu tiết lộ là vài cậu bé trong đội đã gọi cháu bằng những cái tên không hay dựa trên vẻ bề ngoài của mình và loại trừ cậu khỏi các cuộc gặp gỡ của nhóm. Chúng nói với huấn luyện viên là con trai của mẹ TKN bị ốm, rồi rốt cuộc mọi việc đi đến một kết cục là những kẻ bắt nạt kết tội oan cho cậu là ăn trộm một chiếc điện thoại.

Ảnh dẫn qua: Healthline

Một khi cô biết chuyện gì đang xảy ra, cô đã giữ một lập trường rất tiên phong. “Tôi gọi cho thầy giáo và sau đó đến thăm mẹ của học sinh bắt nạt nhiều nhất và nói chuyện với cô ấy. Huấn luyện viên vào cuộc và bắt đầu tìm hiểu sự thật về vụ chiếc điện thoại, trong khi tôi và giáo viên tổ chức một “cuộc thăm của người nước ngoài” tới trường. Tôi sẵn lòng trả lời bất kỳ câu hỏi nào để đổi lấy việc được hỏi vài người. Các câu hỏi của tôi phần lớn nhằm thẳng vào những học sinh hay bắt nạt đó, và sau đó giáo viên đã tiếp thu và biến nó thành một giờ học trao đổi văn hoá, về trường học, và về việc bắt nạt ở các nước khác. Bước cuối của tôi là mời các bà mẹ của những người bắt nạt tới nhà tôi cùng uống cafe và ăn bánh ngọt”.

Cuối cùng mọi việc đều ổn thoả, may mắn là cháu có một sự khởi đầu tốt đẹp ở trường trung học và hiện giờ là một thanh niên trẻ tự điều chỉnh tốt với một nghề nghiệp thú vị và đời sống xã hội phong phú.

Mẹ TKN giải thích: “Với con trai tôi, điều quan trọng là tôi sẽ làm mọi thứ để giúp đỡ, nhưng luôn phải có sự yêu cầu từ cháu. Hãy theo dõi chặt chẽ con cái để nhận ra những thay đổi trên diện mạo, đời sống xã hội và nhiều việc khác nữa. Một người mẹ sẽ nhận ra những thay đổi này, thậm chí là những thay đổi rất rất nhỏ”.

Với con trai tôi, điều quan trọng là biết là tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng để giúp cháu, nhưng luôn phải với sự đồng ý của cháu.

“Làm thế nào khi con bạn bị bắt nạt ở trường?”, câu trả lời đó chính là hãy giúp con bạn cởi mở lòng hơn, thẳng thắn trao đổi với giáo viên và nhà trường để mọi người có thể cùng nhau tìm cách giải quyết. Và cuối cùng mọi người đều sẽ nhận ra, chính sự bình hòa sẽ giúp vấn đề không đi quá xa và kết quả không trở nên tồi tệ hơn.

Hãy bình tĩnh tìm cách cùng chuyện trò với những người đang gây tổn thương lên con bạn, bạn cũng sẽ nhận ra rất nhiều điều kỳ lạ. Hãy giúp các bé gần gũi và hòa đồng nhau hơn. Cha mẹ chính là người dẫn đường con cái tới một tương lai tốt đẹp.

Xuân Dung