Đại Kỷ Nguyên

Hãy cẩn thận, có thể bạn đang vô tình làm tổn thương con trẻ

Cuộc sống sẽ có lúc mang đến những rắc rối và chúng ta không phải lúc nào cũng phản ứng theo cách mà đáng ra chúng ta nên làm. Nó diễn ra như vậy đấy và thường không có cách nào để có thể ngăn chặn được. Ngay cả những người giỏi xử lý tình huống nhất cũng có lúc bị rối. Do vậy, mục tiêu của việc nuôi dạy con cái không phải bắt đầu từ việc chúng ta cần phải hoàn hảo, mà là trái tim của chúng ta là dành cho con cái mình.

Nếu trái tim của chúng ta dành cho trẻ thì trẻ sẽ biết điều đó. Nếu chúng ta tìm cách hiểu và yêu trẻ, trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương và được thấu hiểu. Đa phần sự từ chối, bỏ mặc sẽ không xảy ra vô tình hay ngẫu nhiên, mà nó đến từ mong muốn có chủ đích hoặc lặp đi lặp lại.

Sự từ chối trong gia đình không chỉ đơn giản là một phụ huynh tuyên bố rằng họ không yêu con mình. Giá mà nó chỉ đơn giản như vậy (nhưng vẫn khủng khiếp) thì sẽ có ít người phải chịu đựng những hệ quả của việc bị từ chối, bỏ mặc. Nhưng không, sự từ chối có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và khi nó không được để tâm, nó có thể làm tổn thương đến sức khỏe tinh thần của một con người.

Những ví dụ về sự từ chối, bỏ mặc trong gia đình

1. Thích trẻ này hơn trẻ kia
2. Không công bằng khi mở rộng ưu tiên
3. Cho phép một số anh chị em của trẻ có những quyền tự do nhất định mà trẻ không có (không bao gồm các hoạt động phù hợp với lứa tuổi)
4. Dành quá nhiều thời gian để dùng điện thoại hoặc lên mạng
5. Bố/mẹ bỏ đi và không làm theo như những gì đã cam kết, hứa hẹn
6. Thiếu thời gian chất lượng dành cho nhau
7. Chọc ghẹo trẻ
8. Ngắt lời hoặc không để cho trẻ nói
9. Không thể hiện sự quan tâm đến những gì trẻ thích
10. Nói lời mỉa mai trẻ
11. Không khen ngợi trẻ
12. Không bao giờ đến tham dự các hoạt động/sự kiện của trẻ

Đó là một vài ý mà bạn có thể cân nhắc.

Nhận thức đúng thực tế

Đây là một thực tế cho cả trẻ và chính chúng ta. Có câu nói: “Nếu chúng ta cho rằng nó là thật thì nó sẽ trở thành sự thật”. Nếu trẻ thấy rằng bạn đang bỏ mặc trẻ thì trẻ sẽ tin điều đó cũng như chịu đựng những điều đó xảy đến với mình.

Chẳng hạn như chúng ta không nên phớt lờ tiếng khóc của trẻ, mặc dù biết rằng đó là để gây sự chú ý hoặc trẻ ý thức được rằng mình đang có dấu hiệu bị bỏ rơi. Nếu trẻ nói những câu như: “Bố/mẹ thích chị gái hơn con” hoặc “Bố/mẹ không bao giờ muốn chơi với con” thì chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét lại bản thân mình.

Nếu chúng ta hoặc vợ/chồng của chúng ta yêu thích một đứa hơn đứa còn lại hay dù có mặt ở nhà nhưng không khác gì vắng mặt hoặc làm việc quá nhiều thì trẻ sẽ cảm thấy rằng mình đang bị từ chối. Trẻ không hiểu được rằng bố mẹ phải làm việc để trả các hóa đơn. Trẻ chỉ cần bố, mẹ.

Điều này có nghĩa là bố mẹ sẽ cần dành thời gian và sự chú ý đặc biệt – mặc dù bản thân đang bị mệt – để đảm bảo con cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm. Bận rộn không phải là lời giải thích cho việc không dành thời gian cho con.

Mọi thứ sẽ tiếp tục tự hoàn thiện nhưng hãy để nó theo hướng tích cực

Nếu một đứa trẻ nhận ra mình bị gia đình bỏ rơi thì chắc hẳn trẻ sẽ gặp vấn đề về xác định giá trị bản thân. Nếu trẻ nghĩ rằng mình ít giá trị thì trẻ sẽ hành động theo kiểu mình không đủ khả năng để tự đương đầu với những tình huống khó khăn.

Chúng ta đều có những lúc phải cảm nhận sự từ chối trong cuộc đời của mình, và hy vọng mình sẽ vượt qua nó bằng một tính cách mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, chúng ta chắc hẳn sẽ không muốn con cái mình phải trải nghiệm cảm giác đó sớm vì điều đó sẽ khiến cuộc sống của trẻ sau này trở nên khó khăn hơn. Chúng ta cũng không muốn những đứa trẻ của mình lớn lên trong sợ hãi về việc mình bị bỏ rơi.

Đừng để cảm xúc chồng chất

Đừng đi ngủ mà cho rằng tất cả sẽ tốt vào sáng hôm sau. Ngay cả khi tâm trạng vui vẻ hơn vào buổi sáng thì cũng không có nghĩa là mọi việc đã được giải quyết, nó chẳng qua chỉ là được ẩn đi.

Nếu bạn tức giận và mất bình tĩnh với con – ai có lúc mà không như vậy chứ? – thì sau đó hãy nhanh chóng ngồi xuống và nói chuyện với con. Nếu bạn nghĩ rằng trẻ đang cảm thấy mình bị bỏ rơi hoặc không được yêu thương, thì đừng hời hợt trong cách bạn giải quyết những vấn đề này. Chúng ta cần phải chắc chắn và đảm bảo với con mình rằng chúng ta yêu thương con và chấp nhận con như hiện có.

Xem xét mối quan hệ với anh chị em ruột

Bị bắt nạt ở nhà được cho là tồi tệ hơn bị bắt nạt ở trường bởi nếu trẻ bị anh/chị/em ruột của mình bắt nạt thì sẽ khó có cơ hội thoát được, do vậy, chúng ta cần tìm cách bảo vệ trẻ. Bởi sự từ chối đến từ anh chị em ruột thịt cùng cảm giác không thỏa đáng của trẻ cũng sẽ để lại những hệ quả lâu dài.

Ảnh: Unsplash.

Thực sự chấp nhận

Không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Chúng ta không cần phải luôn tỏ ra vui vẻ, hào hứng hay không bao giờ mất bình tĩnh hoặc luôn ngồi hàng giờ để đọc sách cho trẻ. Mà chúng ta chỉ cần ở bên, sẵn sàng bày tỏ cảm xúc chân thật. Vì bản chất của sự chấp nhận là trẻ cảm thấy mình được yêu thương, là bởi trẻ biết mình là con của bạn chứ không phải bởi những gì mà trẻ làm được.

Con cái chúng ta luôn muốn mình được yêu thương và chúng ta cũng thường dành tình cảm tương tự. Do vậy, tất cả những gì chúng ta thực sự cần chỉ đơn giản đó là hiểu và thể hiện.

Nguồn: Facebook Mầm Nhỏ. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.

Video xem thêm: Hành trình người cha chữa bệnh suy giảm tiểu cầu vô căn cho con gái

 

Exit mobile version