Vào khoảng hơn 5 giờ ngày hôm qua (8/1, theo giờ địa phương), một hố ‘tử thần’ rộng tới 37m đã bất ngờ xuất hiện bên ngoài nhà ga trung tâm thành phố Fukuoka, tây nam Nhật Bản và tách đôi đường phố khu vực trung tâm nước này. Sự việc đã khiến nhiều người có mặt tại hiện trường vô cùng hoảng loạn.
Motohisa Oda, một nhân viên quản lý khủng hoảng ở thành phố Fukuoka, là người đầu tiên phát hiện hố tử thần này.
Anh cho biết, ban đầu có hai hố tử thần nhỏ xuất hiện tại vị trí này. Sau đó chúng nhập vào làm một hố rộng từ 7 tới 8m và tiếp tục mở rộng tới độ rộng 37m, dài 30m và sâu 15m.
Anh Akira Koga, một người sống gần hiện trường, cho biết anh nhìn thấy cái hố vào lúc 6 giờ (giờ địa phương). “Tôi nghe thấy một tiếng ồn rất lớn nên đến đây và thấy một cái hố to trên đường”.
“Khi tôi đến văn phòng, cảnh sát hướng dẫn chúng tôi ra khỏi tòa nhà. Có vẻ như tôi cần phải ở nhà vào thời gian này” – ông Tsuyoshi Ito, 48 tuổi, làm việc gần hiện trường, nói. Một người khác ở tòa nhà gần đó cũng cho biết: “Đèn điện bất ngờ phụt tắt và có một tiếng động lớn phát ra. Khi tôi ra ngoài, có một cái hố khổng lồ trên đường”, Koga kể lại.
Hố ‘tử thần’ khổng lồ này phá vỡ các đường ống xung quanh đó và nước thải tràn ra lấp đầy chiếc hố. Cư dân xung quanh đã được sơ tán và năm con đường chính đi qua khu vực cũng bị phong tỏa.
Ông Oda cho rằng công trình ngầm là nguyên nhân khiến hố ‘tử thần’ xuất hiện.
Công ty Điện lực Kyushu cho biết, khoảng 800 hộ gia đình bị mất điện vào rạng sáng 8/1. Đến 9g20 khoảng 170 hộ gia đình vẫn mất điện. Trong khi đó, Ngân hàng Fukuoka cho biết các hệ thống trực tuyến của ngân hàng này dường như bị gián đoạn do sự cố hố ‘tử thần’ trên. Nhà chức trách đã di dời nhiều tòa nhà gần đấy, trong đó có một số văn phòng gần hố ‘tử thần’ do sụt lún có nguy cơ làm các tòa nhà này đổ sập.
Rất may là vụ việc xảy ra vào lúc sáng sớm và được phát hiện kịp thời nên không có thiệt hại về người.
Được biết, các cơ quan chức năng đã phong tỏa hiện trường và cảnh báo nguy cơ khí gas rò rỉ sang khu dân cư và đề nghị mọi người không hút thuốc lá, đồng thời tìm cách bịt kín miệng hố càng sớm càng tốt để tránh làm sập các tòa nhà gần đó.
Sự xuất hiện của các hố ‘tử thần’ khiến nhiều người tỏ ra lo sợ, bởi trong dân gian vẫn lưu truyền thuyết về “trời sụp đất lún”, hố ‘tử thần’ phải chăng là báo trước nhân loại sẽ phải đối mặt với một đại kiếp nạn, đào thải rất nhiều người? Trong biến hóa địa chất của lịch sử lâu dài, có bản khối đại lục trồi lên, lại cũng có bản khối đại lục trầm xuống. Lục địa Atlantis theo truyền thuyết cũng từng bị chìm toàn bộ xuống đáy biển, quả là một tình cảnh đáng sợ! Ở đây xin mạo muội đưa ra lời tiên tri nổi tiếng của đại dự ngôn gia Lưu Bá Ôn ( một Tể tướng khai quốc vào triều Minh ở Trung Quốc, đồng thời cũng là tác giả «Thiêu Bính Ca», một trong tam đại dự ngôn dân gian của Trung Quốc) lưu tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây», trong đó có đoạn:
“Tiền bạc là vật bảo,
Nhìn thấu dùng không được.
Quả thực là vật bảo,
Lòng đất nứt không đảo.”
Bốn câu này nói, tiền bạc trong con mắt người ta được coi là vật bảo, thế nhưng khi nhìn thấu thì thấy nó không dùng để làm gì. “Nhìn thấu” gì đây? Chính là một khi “lòng đất nứt” thì tiền bạc không có giá trị sử dụng nữa, bởi vì lúc ấy nhân loại đã chẳng còn chỗ nào để trốn, vậy thì làm gì còn cơ hội tiêu tiền nữa? Có thể thấy, “lòng đất nứt” này đối với nhân loại mà nói là một tai họa ngập đầu, chính là điều truyền thuyết gọi là “trời sụp đất lún”. Hố ‘tử thần’ rất có khả năng là một điềm báo cho “lòng đất nứt” (tức “trời sụp đất lún”) trong tương lai. Đối diện với tai họa mang tính hủy diệt này, con người ta liệu có thể vượt qua hay không và vượt qua như thế nào?
Có thể, bởi vì người được chân chính “bảo” hộ có thể vượt qua kiếp nạn này. Như vậy “vật bảo” chân chính ở đây là gì? Trong đoạn dự ngôn tiếp theo, Lưu Bá Ôn giải đáp câu hỏi này như sau:
“Bảy người một đường tẩu,
Dẫn dụ đã vào khẩu.
Ba chấm cộng một câu,
Bát Vương nhị thập khẩu.”
“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu“: chính là chữ “Chân” (眞) bởi viết theo tả pháp cổ đại chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).
“Ba chấm cộng một câu“: chính là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, trước tiên ta đem một chấm đưa vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) sẽ được chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) sẽ tạo được chữ “tâm” (心). Chữ “nhẫn” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn” (忍).
“Bát Vương nhị thập khẩu“: chính là chữ “Thiện” (善) bởi vì chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do chữ “bát” (八) (lật ngược) kết hợp với chữ “Vương” (王), “niệm” (廿) (nghĩa là 20 – nhị thập), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.
Ở đây, Lưu Bá Ôn đã dùng hình thức câu đố chữ để nói với chúng ta rằng “vật bảo” này chính là “Chân-Thiện-Nhẫn”. Bất luận thế nào, chỉ cần nhận thức được “Chân-Thiện-Nhẫn” là có thể vượt qua đại kiếp nạn rồi, là có thể “Người người đều hỷ cười, ai ai cũng bình an”.
Những lý giải trên đây chỉ mang tính tham khảo.
Phong Vân (tổng hợp và biên soạn)
Xem thêm: