“Làm người tốt” luôn là mục đích mà Simone hướng tới, cô luôn dùng cách hiểu về “người tốt” của mình để làm tiêu chuẩn đo lường sự việc, luôn tin bản thân là người chân chính thiện lương. Cho đến một ngày khi cô đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân” thì mới thực sự ý thức được tiêu chuẩn “người tốt” là gì và làm thế nào để đạt được đến tiêu chuẩn đó.
Theo phóng viên mạng Minh Huệ đưa tin, cô Simone Schlegel xưa nay luôn cho rằng mình là người thành thực, chính trực, sống có trách nhiệm, luôn nghĩ vì người khác, sống bao dung và biết cảm thông cho mọi người. Từ nhỏ đến lớn cô luôn sống như thế, được tiếp nhận giáo dục của gia đình như thế. “Vì thành thật là giá trị đặc biệt được đề cao trong xã hội Tây phương. Thành thật với người và với mình, luôn có ý thức cộng đồng. Tôi luôn nỗ lực trở thành người chuẩn mực như vậy. Những sách tôi thích xem thường là những sách theo quan niệm đạo đức truyền thống, tôi tin những gì mình tiếp thu được là chuẩn mực”.
Chồng của cô Simone Schlegel tên là Christian Schlegel, trong mắt bạn bè họ được xem như một đôi “hoàn hảo”. Mười tám năm hôn nhân nhưng họ chưa từng mâu thuẫn với nhau, gặp chuyện luôn biết thương lượng với nhau, họ có cô con gái xinh đẹp sống ở Schangnau – Thụy Sĩ, cả nhà ai nấy khỏe mạnh và vui vẻ, đáng gọi là một gia đình hạnh phúc mẫu mực.
Thái độ của Christian Schlegel luôn thoải mái trong nhiều sự việc. Tuy nhiên, anh không theo tôn giáo nào, hai người sống có nguyên tắc, không hút thuốc hay uống rượu, sống tiết kiệm, không tranh chấp nhau và ít khi mâu thuẫn, những khi tâm trạng họ không vui cũng không bao giờ làm tổn thương ai.
Cô Simone Schlegel nói: “Tôi nhớ một sự kiện xảy ra vào năm 1999. Khi tôi ở trong vườn cắt tỉa cây và quên không khóa cổng làm tên trộm lẻn vào nhà và ăn trộm mất cái thẻ ngân hàng có cả mật mã. Chúng tôi nghĩ có lẽ trước đây mình nợ người ta nên phải trả lại, vì thế mà không bị chuyện này làm tâm thái nặng nề. Đương nhiên đây cũng không phải chuyện vui vẻ gì. Số tiền trong thẻ khá nhiều, tạo áp lực khá lớn cho chúng tôi. Nhưng vì nghĩ mình trả nợ người ta nên chúng tôi không còn cảm thấy mất mát gì”.
“Xưa nay chúng tôi không thích dùng thuốc giảm đau. Thân thể khó chịu, chịu chút đau khổ không phải việc xấu. Xưa nay chúng tôi không đi khám bệnh, sự thực là chúng tôi cũng chưa từng bị bệnh. Đôi khi bị bệnh vặt cứ để tự nhiên cũng qua đi, chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện đi bệnh viện”. Thái độ của anh Christian Schlegel và cô Simone Schlegel thoải mái như thế. Họ cùng học qua môn nhu đạo của Nhật, nhưng sau một thời gian thấy không thể tiến bộ được nữa thì dừng lại.
“Đây mới là thứ tôi luôn tìm kiếm”
Vào một ngày tháng 4/2000, anh Christian Schlegel thấy trong thùng thư của anh có tờ rơi giới thiệu về Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Anh Christian Schlegel đưa tờ giới thiệu cho cô Simone Schlegel và nói: “Thứ này bị cấm ở Trung Quốc nên chắc chắn nó là thứ tốt.”
Vậy là họ lên mạng tìm đọc “Chuyển Pháp Luân”. Christian Schlegel xưa nay vốn không quen đọc sách trên mạng, vì thế khi Simone Schlegel thấy chồng mình tự nhiên lại chăm chú như thế thì cảm thấy kỳ lạ và ngó vào màn hình máy tính. Cô chợt thấy mấy hàng chữ trong cuốn Chuyển Pháp Luân và lập tức nghĩ: “Đúng, chính xác như thế!”… Rồi cô cảm thấy đây đúng là thứ mình đang tìm kiếm.
Thế rồi họ tìm cách liên hệ với các học viên Pháp Luân Công ở Thụy Sĩ, sau khi chạy xe nửa tiếng tới Byrne thì gặp một điểm luyện công, họ lấy thêm băng hình và sách về. Anh Christian Schlegel xem một mạch 3 buổi tối thì xong cuốn sách. Anh nói: “Tôi đã tìm được thứ tôi đang tìm, đây đúng là thứ tôi cần! Cuốn sách này đã trả lời nhiều vấn đề của tôi. Tôi đọc nó thật dễ dàng mà không có trở ngại gì. Tôi vừa đọc vừa nghĩ: Đúng, đúng là như thế”.
Sau khi đọc xong “Chuyển Pháp Luân”, Simone Schlegel càng vui hơn vì những quan niệm của cô về chuyện được mất về tiền bạc, về ăn uống… đều giống như trong sách, sau này có sách chỉ đường cô không còn phải mò mẫm tìm kiếm nữa, một niềm vui không tên dâng trào trong lòng cô. “Cuối cùng thì chúng tôi đã có chỉ dẫn cụ thể, có Sư phụ dẫn dắt. Theo Chân – Thiện – Nhẫn, mục tiêu trở thành người tốt của tôi có thể thực hiện ngày càng nhanh hơn. Tất cả những cố chấp, những thói quen không tốt tôi đều dần vứt bỏ được nhờ sự chỉ dẫn của Đại Pháp. Cuối cùng tôi đã có thể tu luyện rồi!”.
Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp đã giúp cô hiểu ý nghĩa của cuộc đời. “Tôi đã hiểu tại sao mình lại sống trên thế giới này, ‘Chuyển Pháp Luân’ đã giúp tôi có câu trả lời. Thời trẻ con tôi thường nghĩ mình đến nhầm hành tinh, sinh không đúng thời đại. Tôi không có hứng thú mấy đối với cuộc sống trên thế giới này. Thứ tôi theo đuổi là tinh thần cao thượng, chân thành, nhưng những người xung quanh tôi toàn dối trá và phá hoại. Vì thế từ nhỏ tôi đã nghĩ mình không thuộc về không gian này, mãi đến khi đọc sách Đại Pháp tôi mới bừng tỉnh: Lý do duy nhất khiến tôi xuất hiện ở đây là trở thành đệ tử của Sư phụ Lý Hồng Chí”.
Tuân theo Pháp lý để đề cao tâm tính
Tu luyện Pháp Luân Công đòi hỏi các đệ tử khi gặp bất cứ rắc rối nào đều phải quay về tìm nguyên nhân ở chính mình, nghĩa là người tu luyện không được đổ lỗi cho người khác mà phải thấy được những thiếu sót nơi mình, nhờ đó mà đạo đức bản thân không ngừng được nâng cao.
Anh Christian Schlegel đã tìm được niềm vui sống trong việc tu luyện. “Ví dụ khi tôi phát hiện mình đố kỵ với một ai đó thì tôi tự hỏi mình đố kỵ điều gì? Tại sao lại đố kỵ? Tôi hiểu việc tu luyện cần kiên trì liên tục. Mỗi mâu thuẫn từ bên ngoài đến với tôi đều là cơ hội nâng cao tâm tính của tôi. Cứ mỗi lần như thế, tôi có thể bỏ đi tâm cố chấp là lòng tôi lại thấy nhẹ nhõm”.
“Dần dần, mỗi khi mâu thuẫn đến thì bản thân tôi thấy bình thản, nhờ đó có thể bình tĩnh suy nghĩ, bình tĩnh cân nhắc hành động để không đi lạc hướng. Những người không tu luyện thường nói những lời quá đáng, có những hành động quá đáng cũng không tác động được đến lòng tôi. Tôi có người hàng xóm tuổi cao, sống một mình, bà bị mọi người xung quanh ghét bỏ vì tính khí cộc cằn, thường hay chửi rủa mọi người. Có lần đi ở hành lang tôi đụng phải bà, thế là bị chửi một trận, bà chửi cả nhà tôi. Tôi nói với bà: Cho dù cô cư xử với cháu như thế nào thì cháu cũng không thể cư xử lại với cô như thế, nếu cô cứ quyết tâm chửi rủa cháu thì cháu tôn trọng và không tranh cãi với cô. Chúc cô một ngày tốt lành. Nói xong tôi bỏ đi. Từ đó về sau bà ấy hoàn toàn thay đổi, ít chửi bới người khác, tính cách ôn hòa hơn. Trước đây tôi thường nghĩ Đại Pháp giúp người tu luyện sống theo phương châm ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, nhưng chưa từng nghĩ đến nó lại có ảnh hưởng như thế đối với người không tu luyện”.
“Đại Pháp làm cuộc sống của tôi tràn đầy niềm vui, giúp tôi trừ bỏ những thói quen sống không tốt. Những điều mà nếu chỉ dựa vào nghị lực cá nhân mình thì rất khó, điều này bản thân tôi được trải nghiệm sâu sắc. Vì Đại Pháp giúp tôi liên tục tìm thấy những điều không tốt và từ bỏ nó, giúp tâm hồn tôi ngày càng trong sáng”.
Chuyện đau lòng nhất
“Pháp Luân Đại Pháp mang đến cho tôi bình an cả bên trong cũng như bên ngoài. Nếu vì những lời dối trá của chính quyền Trung Quốc mà Đại Pháp bị hủy hoại thì đó là điều đáng tiếc. Phàm là những ai từng đọc sách ‘Chuyển Pháp Luân’ đều có thể thấy đó là một kho báu vô giá. Những gì Đại Pháp mang đến cho tôi không thể dùng ngôn ngữ mà kể cho hết được. Tôi hy vọng mọi người có phúc phận được trải nghiệm điều kỳ diệu từ Đại Pháp”.
Hai vợ chồng Schlegel thường xuyên tham gia nhiều hoạt động, kể cho mọi người Pháp Luân Công là gì, tại sao chính quyền Trung Quốc lại bức hại Pháp Luân Công. Mỗi khi phát hiện có người hiểu lầm về Pháp Luân Công là lòng cô Simone lại thấy buồn. Cô tự hỏi một môn pháp tu luyện chỉ dẫn cho con người tốt như thế tại sao lại bị mang ra bôi bẩn? Đây quả là chuyện đau lòng.
“Khi tôi không thể gỡ bỏ trái tim đóng băng của người ta, không có cơ duyên nói rõ ngọn ngành sự thật, tôi lại chỉ có thể tự trách mình. Tôi tự hỏi tại sao lòng từ bi của tôi lại không làm chảy lòng sắt đá của người khác? Có phải tôi làm gì chưa đúng không? Người này liệu có cơ duyên biết sự thật không? Họ có vận may được tu luyện Đại Pháp giống tôi không? Tôi đã phải buồn tủi vì thấy Đại Pháp bị hiểu lầm, những đồng tu của tôi ở Trung Quốc Đại Lục thì vô cớ bị bức hại. Ngày ngày tôi đều phải nỗ lực tu luyện cho tốt, như thế thì những lời tôi nói ra mới thuần khiết, mới giúp được người khác hiểu Đại Pháp”.
Cố gắng tu luyện cho tốt để giúp đỡ người khác hiểu về Đại Pháp, đây chính là mục đích sống của cô Simone Schlegel.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm: