Đại Kỷ Nguyên

Hóc xương cá có thể nguy hiểm đến tính mạng

Khi bị hóc xương cá, bạn có thực sự biết cách xử lý không?

Khi bị hóc xương cá nhất định không được uống nước hay nuốt bất cứ thứ gì khác, nếu bạn không tự lấy ra được thì nên đến bệnh viện sớm nhất có thể!

Nên để một người dùng đèn pin soi và kiểm tra giúp bạn, nếu như nhìn thấy xương cá bị hóc không quá sâu, hãy dùng nhíp để gắp ra. Nếu không gắp ra được hoặc quá đau, nên kịp thời đến bệnh viện. Uống dấm, hay nuốt thứ gì đó,… đều không đúng! Khi bạn cố gắng nuốt thứ gì đó, có thể sẽ làm tổn thương đến thực quản và gây ra viêm nhiễm.

(Ảnh: Internet)

Trường hợp thứ nhất

Mất mạng!

Một cô gái họ Châu tại Vũ Hán trong lúc ăn đã bị hóc xương cá ở cổ họng, để giải quyết vấn đề này cô cũng làm như những người khác thường làm,  đó là nuốt hai miếng cơm lớn. Sau đó hai ngày, cô bắt đầu thấy đau ở lồng ngực, kèm theo sốt, thậm chí còn bị choáng váng. Sau khi được đưa đến bệnh để tiến hành nội soi, bác sĩ đã phát hiện trong thực quản cô có xương cá dài khoảng 2 cm, xung quanh xương còn có vết máu. Do máu chảy nghiêm trọng, bác sĩ đã hết sức cứu chữa nhưng cũng không thể giữ được tính mạng cô Châu.

Trường hợp thứ hai

Một chiếc xương cá dài khoảng 2,2 cm, chút nữa đã khiến ông Trương 62 tuổi mất mạng. Ngày 5 tháng 12, ông Trương trong lúc ăn trưa đã bị hóc xương cá, vốn dĩ muốn thông qua hành động nuốt nhiều thức ăn để tự giải quyết. Kết quả đã khiến chiếc xương đâm qua thực quản, và chỉ cách cung động mạch chủ của cơ thể 3 mm, gây nguy hiểm tính mạng. May thay, các bác sĩ với kĩ thuật nội soi chuyên sâu, đã khéo léo gắp được chiếc xương cá ra.

Trường hợp thứ ba

(Ảnh: Internet)

Một bác sĩ kể lại:

Hơn 20 năm trước, một người  phụ nữ giàu có, vì bị hóc xương cá nên đã đến bệnh viện khám. Bác sĩ khuyên cô nên gắp nó ra, nhưng cô không muốn làm, mà về nhà. Kết quả một tuần sau, chỗ bị hóc xương cá đã bị lở loét, và xuyên qua động mạch chủ. Cô bị mất rất nhiều máu và không giữ được tính mạng.

Trong một trường hợp khác, có một bệnh nhân đi đến ba bệnh viện, các bác sĩ đều khuyên anh nên chuyển lên tuyến trên để chữa trị. Bởi vì xương cá đã nằm ở cung động mạch chủ, nhưng bệnh nhân không tin, mà tự lái xe đến bệnh viện của tôi. Khi bệnh nhân bước vào đã bắt đầu nôn ra máu, sau đó chúng tôi phải cấp cứu cả đêm…. Nhưng tất cả đã quá muộn.

Một bác sĩ ở Triết Giang đã có hơn 30 năm trong nghề. Ông từng tiếp nhận qua 5 bệnh nhân bị hóc xương cá đâm thủng thực quản và cung động mạch chủ, trong đó có 4 bệnh nhân đều đã mất mạng.

Chúng ta không nên coi nhẹ sự việc này! Hóc xương cá có thể nguy hiểm đến tính mạng!

(Ảnh: Internet)

Theo Letu.life
Quỳnh Chi biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version